Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Nếu không muốn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hãy quên ngay 10 câu nói này!

By: OopsyAdmin, 2018-07-27 03:23:06

Chúng ta đã quen với việc được bảo rằng hãy thể hiện bản thân thậm chí khoác lác không ngần ngại trong một buổi phỏng vấn, cốt sao để gây được ấn tượng tốt. Tuy nhiên có thật là nên thế không? Mọi lời nói không thành thật, nhất là không thành thật về khả năng của mình, hoặc "chỉ biết một mà nói thành mười" đều sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực - cho chính bạn chứ không ai khác. 

Như thế nào ư? Khi bạn "nói dối" về khả năng của mình, có một điều mất tự tin sẽ lớn dần trong bạn, đồng thời một cảm giác chấp nhận lời nói dối này cũng đồng thời nổi lên, khiến bạn lẫn lộn và mơ hồ về chính mình. Tình trạng như vậy sao có thể tạo nên một buổi nói chuyện tự tin và hiệu quả, phải không?

Interview
 
Có mười kiểu "khoe mẽ" mà những ứng viên thường mắc phải (đặc biệt là những ứng viên càng có tài năng càng mắc phải) mà chúng ta cần lưu ý như thế này:
 
 1. "Tôi là một tài năng"

Ái chà, khá khen cho sự tự tin của bạn. Nhưng hãy thêm một chút khôn ngoan - tài năng của bạn không nên là điều được chính bạn công nhận và nói ra. Có cả một sự thật kì quặc là, khi chúng ta tự nhận mình là tài năng, chúng ta thật ra không tài năng đến thế. Thậm chí tài năng của chúng ta theo đó bị giảm sút đi theo thời gian, do áp lực của mong muốn thể hiện mình. 

Hãy để những người khác nói về tài năng của bạn thay vì tự bạn phải nói ra điều ấy. Hãy để những vị sếp tương lai của bạn được chứng kiến tận mắt khả năng trong công việc của bạn thay vì để mình phải nói trước ra với họ. 
Nén lòng tự hào của bạn xuống một chút, và bạn sẽ có một cái nhìn "bình tĩnh" hơn về chính mình. 
 
2. "Tôi là một kẻ phá đám" 

Đây là một câu giới thiệu bản thân không quá phổ biến nhưng vẫn có thể được sử dụng, như một cách thể hiện cá tính "mạnh bạo" trong công việc. "Sự phá đám" bạn đề cập đến ở đây có thể không mang ý nghĩa quá tiêu cực, rất có thể bạn chỉ muốn nói rằng "bạn quen phá vỡ các trật tự hay những gì sẵn có để tạo nên những gì thật sự đột phá!"

Nhưng những nhà tuyển dụng thì không nghĩ rằng đó là điều hay ho cho lắm, trừ khi bạn đang dự tuyển vào một vị trí liên quan đến nghệ thuật sáng tạo. Với những công việc thông thường khác, thì lời giới thiệu về mình này quả thực không thích hợp.

Lời nói này còn phần nào cho thấy bạn là một người thiếu trưởng thành và nông nổi như chàng trai/ cô gái tuổi teen nổi loạn vậy, bạn không muốn bị nhìn nhận như thế chứ? 
 
3. "Tôi rất sáng tạo"

Cũng là một lời giới thiệu khả dĩ. Nhưng tốt hơn là hãy cho nhà tuyển dụng xem những dự án hay sản phẩm thực thụ bạn đã tạo ra, để chính họ phải thừa nhận sự sáng tạo của bạn. 
 
4. "Tôi là kiểu người chú trọng đến kết quả"

Gì nữa? Đừng chỉ nói những điều chung chung như vậy, mọi nhà tuyển dụng đều có thể đã từng nghe qua điều này ở các ứng viên khác rồi. Hãy kể những câu chuyện của riêng mình, về những trải nghiệm bạn đã trải qua, điều này sẽ làm tăng thêm hứng thú lắng nghe cho họ.

Ví dụ nhé, em từng tham gia mở một quán ăn nhỏ với những bạn bè mình. Quán ăn không mở được thời gian quá lâu nhưng qua quá trình cùng làm với mọi người ấy, em đã học được nhiều điều, từ quản lí tiền bạc đến cả cách chọn thức ăn, rồi có thêm kinh nghiệm giao tiếp nhờ tiếp xúc với những khách hàng khác nhau,…

Giống như bạn kể một câu truyện ngắn truyền cảm hứng về chính mình, tình tiết thể hiện kinh nghiệm và khả năng của bạn. Nhà phỏng vấn sẽ thấy bạn rất thú vị. 
 
5. "Tôi là một nhân viên chăm chỉ"

"Chăm chỉ" là một đức tính thầm lặng, nó không nên được nói ra thành lời mà nên thể hiện qua hành động. Những gì thầm lặng khi nói ra thành lời cũng mất đi giá trị và sức nặng thực sự của nó. 

Bởi vậy, hãy "cất" tạm từ này đi và có thể thay bằng "Tôi luôn chú tâm và dành tất cả thời gian để hoàn thành công việc" - tất nhiên câu nói này nghe cũng có vẻ thông thường, nhưng ít ra nó thể hiện được rõ hơn những hành động của bạn. Cho họ một hình dung rõ ràng hơn về sự chăm chỉ của bạn. 
 
6. "Tôi là một chuyên viên sản xuất, một biên tập viên, một người quản lí trang web, một trợ lí chuyên nghiệp,…"

Chà, nhiều kĩ năng đấy. Nhưng để làm gì mới được chứ? Việc nêu một loạt những nghề bạn từng làm có thể tạo một ấn tượng nhất thời, nhưng sẽ chỉ đọng lại trong đầu nhà phỏng vấn rằng "Bạn là người có nhiều kĩ năng". Và họ sẽ thắc mắc "Thế bạn muốn đóng góp gì cho công ty và bạn có thể tận dụng những kĩ năng ấy để làm lợi cho công ty không?" 

Và thực ra thì những nhà phỏng vấn cũng không cần một ứng viên đến với họ bằng một loạt tài lẻ, đa zi năng như là chúng ta tưởng vậy. Họ sẽ có cảm tình với một ứng viên biết công việc của anh ta là gì và đơn giản là sẵn sàng cố gắng hết mình vì nó. Mọi thứ phức tạp và cầu kì thường làm người ta đề phòng hơn là mở lòng. Bởi vậy nếu bạn muốn họ biết đến tất cả những kĩ năng của mình, cũng đừng vội, bạn còn cả một quãng thời gian dài để thể hiện năng lực của mình nếu được nhận vào làm trong công ty cơ mà. 
 
7. "Tôi là một thủ lĩnh trong lĩnh vực của mình" 

Ồ, đừng nhắc về mình như là một thủ lĩnh trước mặt một "người - đứng - đầu" khác chứ (nhà tuyển dụng cũng là một kiểu người đứng đầu trong quản lí nhân sự đấy thôi). 
Hãy nhớ là bạn đang đến với tư cách một ứng viên, không phải là một nhà lãnh đạo mới của họ. Hãy thể hiện tinh thần muốn đóng góp và đặt công ty lên trên, thay vì đặt mình lên trên. 
 
8. "Tôi được rất nhiều người biết đến", "Tôi cực kì nổi tiếng khi còn ở trường đại học"

Bạn đang đi phỏng vấn xin việc, không phải đang ở sàn showbiz. Luôn nhớ quy tắc cứng: Người càng nhiều người biết đến, càng bị ghét - Chỉ là sớm hay muộn. Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ nhận ra họ nên cân nhắc khi nhận bạn, một đối tượng tiềm năng của thị phi công sở. 
 
9. "Tôi là kiểu người đem đến sự thay đổi"

Lại là một thứ nhân viên âm mưu tiếm quyền chủ! - Nhà tuyển dụng Á Đông sẽ nghĩ thế đấy, hoặc ít nhất họ sẽ "đánh hơi" được dấu hiệu phô trương muốn làm chủ sự của bạn. 

Nhớ là bạn được thuê để làm theo yêu cầu công việc, không phải được thuê để làm đảo lộn bộ máy công ty hay bất tuân những phân công của sếp nhằm đi đến sự thay đổi nào đó (mà bạn nghĩ là) tốt cho công ty. Lời nói này này cho thấy tư tưởng của bạn thực ra chẳng vì gì ngoài sự phô trương bản thân.
 
10. "Tôi là cựu học sinh của trường X và từng làm cho hãng Y"

Điều này quan trọng đấy. Xuất thân danh giá có thể cho thấy bạn là một người có tài năng, nhưng những thứ này bạn đề cập đến trong CV của mình là đủ rồi. Đừng nhắc đến trừ khi bạn được hỏi. 

Một nhà phỏng vấn có đầu óc thực dụng rất có thể sẽ tự đặt câu hỏi rằng liệu một người coi trọng danh tiếng của nơi anh ta từng học/làm việc và kể nó ra như một bằng chứng của tài năng - có thực là một tài năng như anh ta cố thể hiện không? Anh ta còn "tiếc nuối" những vinh hoa của nơi cũ như vậy, liệu ở đó anh ta có từng là người đắc dụng thực không mà phải rời đi để đến công ty này? 
 
Được rồi, bạn đã có trong tay mười điều tránh nói khi đi phỏng vấn. Và không chỉ là phỏng vấn thôi đâu, nó có thể là những điều nên tránh trong bất cứ tình huống nào khi bạn đang nói về mình. Để ý một chút và bạn sẽ có một vẻ ngoài đáng mến trong mắt mọi người ngay thôi (lời thay đổi làm cả vẻ ngoài chúng ta cũng thay đổi theo).

Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy sự tự tin trong giao tiếp, bộ sách Bậc thầy giao tiếp "Cất tiếng làm tiếng gian" và "Phất tay lung lay thế giới" sẽ giúp bạn làm được điều này.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147