Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

Quá Nhiều Sự Đồng Cảm, Lợi Hay Hại?

By: OopsyAdmin, 2019-03-05 11:58:57

"Quá nhiều sự đồng cảm liệu có quá tệ đối với tôi không?"

"Đồng cảm có làm cho tôi trở nên quá nhạy cảm không?"

Nếu bạn thể hiện quá mức cảm xúc mà bạn nhận được từ ai đó, câu trả lời có thể là không tốt. Chú ý và giải phóng cảm xúc hợp lí để ho người kia có đủ khoảng trống bày tỏ bản thân một cách an toàn là hoàn toàn đúng đắn.

Nếu bạn muốn mọi người cảm thấy thoải mái và cởi mở với bạn – vốn là mục đích của sự đồng cảm - bạn nên phản ứng chậm lại một chút. Nên có khoảng cách an toàn giữa sự quan tâm chăm sóc và cảm thấy tò mò để xác định và thấu hiểu những gì họ cảm nhận, chứ đừng phản chiếu lại những cảm xúc của họ lên mình.

Đồng cảm trong một xã hội nhạy cảm

Ngay cả trong môi trường công việc, hầu hết mọi người đều muốn bạn lắng nghe với sự quan tâm, lòng yêu thương trắc ẩn, đây cũng là nền tảng của sự đồng cảm. Họ muốn bạn cảm nhận được sự khó chịu hoặc phiền muộn của mình, đặc biệt là trong lúc họ cố gắng diễn đạt cảm giác của họ.

Con người mong muốn được người khác thấy biết và thấu hiểu hơn những gì trong lời nói của họ diễn đạt. Sự đồng cảm chứng tỏ rằng bạn đang quan tâm đến họ.

Bạn có thể học hỏi sự đồng cảm bằng cách chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và giọng nói của một người, nhưng cảm nhận sâu sắc nhất chính là mở ra một thứ năng lượng cảm xúc rung động trong bạn. Bạn có thể cảm thấy năng lượng rung động này trong trái tim hoặc bụng của chính mình. Vâng, không sai đâu, cả bụng của bạn cũng có thể cảm nhận được đấy.

Bạn có thể sẽ cảm nhận được không chỉ những tâm trạng của mọi người mà cả những gì họ cần. Khi đó, bạn biết lúc nào họ cần sự chăm sóc, được thừa nhận hoặc một lời trợ giúp. Bạn ôm chặt họ khi họ muốn bạn ra đi và đưa cho họ khoảng không khi họ muốn bạn yên lặng đứng bên. Bạn biết khi nào họ thiếu kiên nhẫn để tiếp tục hoặc lúc nào họ thì cần nhiều thời gian hơn để suy nghĩ.

Quá nhiều sự đồng cảm, tốt hay xấu ?

Đồng cảm thái quá– Khi sự đồng cảm quá mức lại có tác dụng xấu

Với sự đồng cảm, bạn sẽ cảm nhận được sự căng thẳng, lo lắng, và tức giận trong chính cơ thể mình. Bạn có thể cảm thấy nỗi đau của họ trong cả cảm xúc lẫn thể xác. Nếu để những cảm xúc này lưu lại trong cơ thể mình, thì cơ thể và trí óc của bạn có thể cảm xúc làm ảnh hưởng.

Sự đồng cảm không có kiểm soát có thể làm gia tăng lượng hóc-môn gây căng thẳng như cortisol. Nó khiến chúng ta khó giải phóng cảm xúc. Khó giải tỏa cảm xúc làm chúng ta bị đóng khung. Gánh vác thêm cảm xúc của người khác rồi lại bị đọa đầy, chật vật sống trong những tâm cảm đó, có thể khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi cảm giác chán nản hoặc vô vọng.

Nó làm bạn thật sự kiệt sức, và khiến bạn tự phá vỡ liên kết tin tưởng mà bạn đang hy vọng củng cố. Khi thể hiện quá mức cảm xúc từ người khác, bạn sẽ gánh vác thêm trách nhiệm vốn dĩ mình không cần làm. Nói cách khác, một dạng “bao đồng”, và luôn cảm thấy lúc nào mình cũng cần có trách nhiệm để giúp đỡ, xử lý, giải quyết cho ai đấy.

Làm một người bao đồng có dễ chịu không? Hẳn là không rồi. Nhất là khi người khác cảm thấy điều ấy là phiền phức. Tức là, họ không cần bạn giúp đỡ, khi bạn giúp đỡ còn khiến họ cảm thấy bực mình hơn. Họ sẽ cảm thấy bạn can thiệp quá mức vào chuyện của họ. Và họ không muốn như thế. Có điều này xảy ra đấy! VẬy nên cân nhắc điều hòa khi nào là đủ sẽ tốt hơn.

Làm thế nào để thúc đẩy sự đồng cảm không thái quá?

Trước hết, cần có nhận thức cởi mở, không phán xét, tức là khả năng duy trì được tính dễ lĩnh hội bất cứ điều gì có thể chuyển thành suy nghĩ, quan điểm, thính giác hoặc cảm xúc của bạn và thực hiện theo cách không chỉ trích hay phê phán. Bạn cần chú ý khi nào các tâm trạng cảm xúc bắt đầu nảy sinh trong bạn. Bạn có thể đặt tên cho các tâm trạng cảm xúc đó và kể những cảm nhận đấy của bạn cho họ nhằm giúp anh hay cô ấy hiểu rõ hơn về vấn đề trong mình. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng hít thở, thư giãn cơ thể và để cho những tâm trạng, cảm xúc lắng dần.

Sự đồng cảm không thái quá đặc biệt hữu ích khi bạn cảm thấy cần phải nhảy vào và trợ giúp mọi người, chỉ họ nhìn thấy những gì họ nên hiểu và làm. Hãy chú ý rằng sự thúc giục này có thể phát sinh từ sự đồng cảm chân thành, hoặc từ sự đánh giá phán xét niềm tin của người đó.

Chúng ta chấp nhận, đánh giá cao, và khuyến khích sự biểu lộ ở những người khác bằng cách tự quan sát phản ứng của chính mình và kiểm soát chúng.

Bạn có thể thúc đẩy nhận thức cởi mở, không phán xét này bằng bài tập sau. Ngay khi bạn nhận ra rằng mình đang phản ứng quá cảm xúc:

Thư giãn – hít thở và giải phóng sự căng thẳng trong cơ thể.

Phân tách – quét sạch tâm trí của bạn khỏi tất cả các suy nghĩ.

Trọng tâm – Đặt ý thức xuống bụng của bạn. Hãy cảm nhận hơi thở của mình. Điều này sẽ giúp làm sạch tâm trí.

Tập trung - chọn một hoặc hai từ khóa đại diện cho cách bạn cảm nhận. Chú trọng vào cảm giác tò mò và sự yêu thương để thúc đẩy sự đồng cảm không thái quá.

Khi cảm xúc của bạn khiến bạn phân tâm, hãy nhớ hít thở và nhớ lại các từ khóa của mình để duy trì sự tin tưởng và kết nối. Để người khác thể hiện cảm xúc một cách an toàn có thể giúp họ giảm bớt cảm xúc của mình và nhìn ra được một con đường khả thi có thể tiến tới.

Nguồn tham khảo: psychologytoday


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147