Trang chủ Blog Introvert

Thế Gian Đầy Rẫy Những Kẻ Tự Ti. Làm Sao Để Lọc Sạch Chất Độc Tự Ti Lẫn Trong Máu Họ?

By: OopsyAdmin, 2019-08-26 17:12:18

Loại hay hạ thấp người khác chính ra lại sợ hãi thế gian này hơn ai hết. Họ sử dụng phép nhân hóa như một lẽ tự nhiên. Phải làm sao để giúp loại người này đây? Chỉ có một cách thôi, đó là: Xá tội.

1. Dò tìm “chuyên gia” Hạ thấp

Người hay hạ thấp người khác có rất nhiều điều trong lòng. Dạng tổn thương lưu trữ trong người hay hạ thấp là dạng tổn thương mà thấy rằng: Mình là nguyên nhân của nhiều điều không hay, mình là một cái gì đấy liên quan đến những điều xui xẻo, vì mình mà có thể những chuyện không hay xảy ra, “chỉ vì mình mà mọi chuyện mới thành ra như thế”.

Họ có một quá khứ đã trải qua quá nhiều thứ, đến mức ám ảnh rằng họ là nguyên nhân của vô số chuyện. Những nguyên nhân đấy được chôn sâu trong lòng, cho nên những tổn thương biểu hiện ra thành hạ thấp.

Tại sao việc họ là nguyên nhân của những điều đen tối lại khiến chính họ bị tổn thương? Bởi vì điều tổn thương thật sự chính là việc họ không thể theo các giá trị cộng đồng và vô tư nữa. Họ bắt đầu làm tổn thương người khác, họ bắt đầu vị kỷ. Do một điều gì đấy ấm ức, do một nỗi sợ hãi, do một thứ nhỏ nhen, do một thứ ích kỉ nào đấy, họ bắt đầu gây tổn hại cho người khác. Bằng cách đấy, họ bắt đầu tích lũy những năng lượng có mong muốn là hạ thấp thế giới xung quanh, sao cho nó bằng với mình và để cho mình tưởng là có thể vẫn thuộc về nó, và nó vẫn đặt địa vị cho mình như thế. Đấy là một mong muốn âm thầm.

Có thể bạn thắc mắc: “Đây có phải loại người tiêu cực, nhìn thấy cái gì cũng xấu không?” Hãy phân biệt một chút. Loại nhìn thấy cái gì cũng xấu rồi đòi phá hủy là một loại, còn loại nhìn thấy cái gì cũng xấu rồi nghĩ là do mình gây ra thì là loại khác. Nếu họ lo lắng cho cả thế gian này, lo lắng mất đi những cái gì có ở thế gian này thì đây là lo lắng gần với Tình. Chẳng hạn, cứ lo lắng: “Bây giờ mình mà bỏ đi bố mẹ sẽ buồn”, “Mình mà làm thế thì người kia sẽ cảm thấy không vui” – đấy là một loại khác loại-người hạ-thấp.

Trong thế giới lo lắng của người hạ thấp, việc mất đi vị trí của mình trong vạn vật mới trở thành vấn đề. Chẳng hạn: “Mình mà đi một thời gian tên kia lấy mất vị trí trưởng khoa của mình thì sao? Không được!”, “Bây giờ mình mà không lên tiếng thì chúng nó không coi mình là đàn anh nữa. Phải nói, phải cho chúng nó biết mình ở trên chúng nó.” Đây không phải tự tôn mà là hạ thấp. Vì sao kết luận như vậy? Bởi vì họ có xu hướng hạ thấp người khác. Loại người hạ thấp bộc lộ mình rõ nhất qua phép nói dối nhân hóa: Cậu mua cái ví sang chảnh đó đấy à?

Bạn có thấy từ “sang chảnh” – tính từ miêu tả người – đang được gán cho đồ vật là cái ví không? Điều người đó muốn nói là: “Cậu là loại kệch cỡm, không có tiền còn bày đặt” – giọng điệu quen thuộc của các “anh hùng bàn phím” đấy nhỉ! Người hạ thấp lo lắng mất đi địa vị của mình, có một xu hướng hay đánh giá người khác là thấp. Còn loại người tự tôn không dễ dàng mở miệng ra đánh giá người khác là thấp, họ dùng một phép so sánh rất giả tạo. Ta cần phân biệt hai loại này.

Chẳng hạn gặp một anh rách rưới ngồi bên lề đường, hỏi: “Anh có phương tiện đi lại không?” Nếu là người tự tôn anh ta sẽ nói: “À thì, cậu đi xe còn tớ chỉ thích đi ô tô, không có ô tô thì thôi.” Tất nhiên là anh ta không có ô tô nhưng tự tôn rất lớn. Loại người đã nói như thế thì kể cả là ăn mày chắc chắn cũng rất tự tôn. Còn người ăn mày thuộc loại hạ thấp thì họ có thể tự trào về bản thân mình theo kiểu địa vị mình rất là thấp. Chẳng hạn họ bảo là: “Em thì em bẩn như chó ấy mà” hoặc là: “Chó còn sạch hơn em!” Dùng lối so sánh với con vật để hạ thấp con người – loại ấy rất gần nhân hóa rồi đây. Kiểu người đã tự trào theo cách đấy đảm bảo cũng rất thích nói xấu người khác. Họ có xu hướng hạ thấp người khác, chỉ có điều họ bộc lộ ra hay không.

Đến đây, bạn không giật mình vì đã “lỡ” gọi người thương là “cún con”, “mèo béo”… đấy chứ? Cách gọi yêu thương đó không nhằm mục đích hạ thấp, nên bạn chớ lo!

CHÂN NGÔN CỦA NGƯỜI HẠ THẤP
Tại sao lại sử dụng phương pháp xá tội với loại người hạ thấp, chắc bạn đã rõ rồi. Bởi vì tiếng nói sâu thẳm trong lòng họ là: “Hãy xá tội cho tôi.” Nhưng họ không thốt được thành lời. 
Đến lúc lời nói thật này bị khúc xạ qua bộ não và qua bao nhiêu tổn thương, qua bao nhiêu lời nói dối và hiểu nhầm thì nó bắt đầu trở thành lời nói dối hạ thấp người khác. Lời nói dối hạ thấp này lại bắt đầu khúc xạ thông qua phép nhân hóa, phép nhân hóa này lại khúc xạ thông qua các bộ mã của nó, cứ khúc xạ liên tục, và sau đấy bắt đầu cấu thành những viên gạch xếp thành thế giới đô thị. 
Vậy nếu tiếng nói sâu thẳm của họ là lời xin lỗi, là: “Hãy xá tội cho tôi”, thì chúng ta cần để họ xá tội cho chúng ta trước, rồi sau đó ta sẽ xá tội cho họ.

 

2. Tự ti – khuôn mặt khác của hạ thấp

Đi đâu bạn cũng có thể giáp mặt với những con người tự ti, sự thiếu tự tin đã ăn sâu vào máu họ. Vậy làm sao để lọc sạch chất độc tự ti lẫn trong máu họ, và nâng họ lên? Bệnh tự ti cũng thuộc về một dạng hạ thấp, phải chữa bằng sự xá tội. Chẳng hạn anh chàng nọ rất béo, anh ấy rất tự ti:

  • Mình béo thế này, biết thế hồi trước mình không ăn nhiều…

Tất nhiên anh ấy sẽ vẫn ăn nhiều thôi, nhưng nếu anh ta trách thế thì phải xá tội

Đầu tiên, không phải xá tội với việc ăn nhiều mà phải xá cái tội béo trước.

  • Béo có gì đâu, béo đẹp mà!

Tiếp theo mới xá tội ăn nhiều: Ăn nhiều thì sao, ăn nhiều khỏe!

Bạn có thể hỏi, sau khi nghe vậy, nếu họ tiếp tục ăn nhiều, tiếp tục béo thì sao. Phải khẳng định là sau khi đã được xá tội đấy, nếu đúng là do cái tội thì họ sẽ bắt đầu không béo nữa. Đấy là sự kỳ diệu của phép chữa lành.

Có người cho ý kiến là: Giờ cứ bảo họ đứng trước gương rồi liên tục tự nói với mình: “Tôi đẹp quá, tôi đẹp quá!” để giúp họ tự tin hơn, thế thì có được không? Câu trả lời là không được. Bởi đấy không phải xá tội mà là lừa đảo. Nghe có vẻ nặng nề quá, nhưng đúng là thế đấy!

Vấn đề không phải người ta xấu hay đẹp, mà vấn đề là cách đấy chỉ càng làm họ ảo tưởng thêm vào bản thân mình, mà nếu thế thì chẳng giúp ích gì. Điều quan trọng là người ta phải thấy điều khác, chẳng hạn, “Nhan sắc ai quan trọng gì, mình vẫn là đẹp nhất!” Ta vẫn phải nói với họ thế và họ phải tin vào điều đấy thì bắt đầu triệu chứng thần kinh của họ mới được chữa lành, và họ bắt đầu tự tin hơn, họ bắt đầu mới cảm nhận được cái đẹp thực sự của con người là gì. Là gì nhỉ? Còn gì ngoài giá trị đây?

Nếu bây giờ bạn nói với họ là cứ luôn luôn tự nhủ: “Mình xinh đẹp, mình xinh đẹp” là sẽ đẹp lên, nó đúng là có tác dụng nào đấy. Nhưng như thế họ cũng đang dần dần nỗ lực để tự tha thứ cho mình, vậy thì không hiệu quả, vì nó chưa phải là cái tội thực sự. Muốn biết cái tội thực sự là gì, ta phải là phát hiện ra các lớp, các cấp sâu hơn nữa trong họ khiến họ muốn đẹp. Chẳng hạn, đầu tiên, tại sao họ muốn đẹp, là bởi vì mọi người không yêu họ. Tại sao họ muốn đẹp, là bởi vì họ không đẹp bằng một người. Do rất nhiều nguyên nhân, phải tìm ra được nguyên nhân này, họ phải xưng cái tội ấy ra thì mới xá được cho họ.

Chẳng hạn chị đồng nghiệp nói:

  • Chị không xinh so với các chị trong cơ quan.

Thì phải nói ngay là: Các chị kia không ai xinh bằng chị đâu ạ!

Bậc thầy giao tiếp biết cách bóc tách và xóa tội cho từng cấp như vậy.

Ở tình huống trên, nếu ngay câu đầu tiên Bậc thầy giao tiếp nói, “Anh ngày xưa cũng thế” thì người ta đã cảm thấy là có sự thông cảm, họ sẽ tin và mở lòng sau đó? Đúng, nhưng cũng tùy người. Cái mức đã quen phép nhân hóa thì câu “cũng thế” không có giá trị với họ. Còn ở mức nhẹ hơn, chưa dùng đến biện pháp nhân hóa mà chỉ dừng ở việc hạ thấp: “Kẻ đấy không ra gì đâu” thì lúc đấy có thể nói theo hướng “cũng thế” được.

Còn cấp nhân hóa đến đỉnh cao: “Ánh trăng cười trên mặt nước” thì phải tiếp cận kiểu khác, vì nói với họ: “Em cũng nghĩ thế” có khi họ còn khinh ta: “Cậu biết làm sao được, ‘em cũng thế’ cái gì?” Có nhiều cấp, đô thị đã trao cho họ cái cấp nào thì phải theo cấp đấy mà dần lần vào, và cách tốt nhất là phải thử xem cái mức của họ đến đâu. Bậc thầy giao tiếp phải có cái nhìn thật sắc bén. Làm thế nào để sắc bén được như thế? Hãy cùng đến với câu chuyện dưới đây.

Đầu năm 2017, mọi người đã được chứng kiến những hiện tượng về ấu dâm đưa lên trên Facebook. Người ta dùng những phương pháp nói dối phổ biến nhất là nhân hóa, gọi kẻ gây ra tội lỗi kia là con vật, là súc sinh,... Nhưng một Bậc thầy giao tiếp nhìn thấy điều gì ở đấy?

Khi người ta sử dụng phép nói dối một cách thường xuyên, hãy thấy ngay rằng đó là một lời nói dối của phép nhân hóa, họ rất tự ti và họ nhiều tội lỗi. Lời nói thật của họ là gì? “Hãy xá tội cho tôi.” Đấy chỉ là một cái cớ để họ bộc lộ mong muốn xá tội đấy thôi. Những người sỉ nhục này là những người đời thường gây ra rất nhiều chuyện. Họ sống một cuộc sống bất hạnh và họ luôn luôn trải qua cảm giác cần được xá tội. Họ rất tự ti, đấy là những lời nói thật của họ.

Qua một trường hợp nhanh nhất ấy, chúng ta có một bài test rất lớn để lọc ra xem ai là người đang rơi vào trạng thái nhân hóa. Tất nhiên, cái kẻ gây ra tội lỗi kia xứng đáng bị gọi tên là gì và bị làm gì thì không bàn ở đây. Điều cần nhận thức là những người nói ra những lời sỉ nhục đó đang thể hiện trạng thái nào trong các loại nói dối, và đâu là phép chữa lành cho họ. Ở trường hợp này thì rất rõ rồi: họ rất cần được xá tội.

Cho nên, khi họ trở nên quá đà, bản thân họ sử dụng nhiều phép nhân hóa một lúc, họ cũng thấy rất đau khổ. Trong tâm họ rất ngột ngạt, họ cảm giác muốn phát tác, muốn trút ra ngoài. Lúc này, có thể xá tội cho họ theo một cách rất thủ thuật:

  • Không, cậu nói thế là đúng, không có gì phải nghĩ đâu! Cậu nói thế là rất đúng đấy, nói đúng vào cái tội lỗi của tên đấy!

Nói thế thì tự nhiên họ sẽ có cảm giác được xoa dịu. Họ lại ngồi yên, họ không phát tác ra ngoài nữa. Còn nếu không, họ sẽ đem nỗi ấm ức với kẻ tội đồ đấy, họ bước ra ngoài và nói với tất cả mọi người trong một trạng thái rất hung hăng: “Cái thằng đấy nó đã…, thế mà họ còn không xử cái thằng đấy đi, cái đất nước này có vấn đề rồi” (vân vân và vân vân!). Họ sẽ cố gắng trút ra bên ngoài. Tốt nhất ngăn họ trút bằng cách khen họ một câu cho xong chuyện (để khỏi điếc tai!).

---

Lược trích sách: CÁI LƯỠI VÀNG VÀ GIỌNG NÓI KIM CƯƠNG - Phép màu Chữa lành Thiên tài Nói dối | OOPSY


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147