Trang chủ Blog Introvert

Thoát khỏi tổn thương, thân thể bình thường

By: OopsyAdmin, 2018-08-20 08:51:16

Một lần, khoảng vài tuần trước lễ Vượt Qua*, tôi tự nhiên thấy rất chóng mặt. Bác sĩ không thể tìm ra lí do cho triệu chứng của tôi. Tôi chóng mặt, mệt mỏi và không thể ổn định lại được. Bác sĩ nói nó chỉ xảy ra thoáng qua, có thể lập tức biến mất như cách nó xuất hiện.

Ngoài việc chữa trị bằng nhiều biện pháp, tôi quyết định đối diện với vấn đề theo cách đã từng làm với các tổn thương trước đây, chẳng hạn hạn chế nghĩ đến nó và duy trì lịch làm việc như bình thường ở mức tôi có thể. Đúng là ốm mệt tác động đến tôi nhiều đấy nhưng tôi không muốn nó làm chủ mình. Trải qua mỗi ngày với cảm giác như chiếc thuyền bị chòng chành trên biển khơi vì sóng đánh dữ dội thật không hề dễ dàng gì vì tôi phải chịu đựng nó để còn làm việc. Tôi phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để tập trung khi nói chuyện với mọi người. Tôi đập đầu 2 lần vào cửa kính khi đi mua sắm, tôi còn không nhìn rõ có cái cửa ở đó. Tôi ngã cầu thang 2 lần, cũng may không xây xát gì. .

Tình trạng bi đát là thế đấy, nhưng tôi buộc phải học cách sống cùng, nghỉ ngơi cùng và tôn trọng các triệu chứng của mình, tất nhiên là vẫn luôn cần kỉ luật. Sau khoảng một tháng chịu đựng, các triệu chứng dần biến mất, vị khách “không mời mà đến” này chỉ để lại cho tôi một chút vết tích rất nhỏ.

Tôi thường kể câu chuyện này với những thân chủ đang trải qua tổn thương, từ những tổn thương trong thời gian ngắn như mất người thân, mất việc, hay những tổn thương kéo dài do lạm dụng chất kích thích, bệnh kinh niên, suy sụp do thất vọng, những tổn thương lâu dài cần nhiều thời gian để chữa lành. Nhiều người cần cả đời để chữa lành.

ám ảnh tổn thương

Những suy niệm về tổn thương

Vua Solomon nói: “No man dies with even half his heart's desires fulfilled” (Tạm dịch: Không ai chết mà hoàn thành được dù chỉ là một nửa mong muốn của anh ta). Điều này có nghĩa là mong muốn (và cả lòng tham nữa) của con người không bao giờ thành sự thật (cùng lắm chỉ thành sự thật 50%). Vì vậy chúng ta đều phải trải qua mất mát, thất vọng, tiếc nuối. Sống trong thế giới này, chúng ta đều rất mong manh, dễ tổn thương, dễ dàng để cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy phản bội, cảm thấy hành hạ quá mức.

Tôi luôn tưởng tượng mình có một cái hộp, một căn nhà trong tim, để cất giấu cất tất cả những ước mơ dang dở của mình.
Vết thương càng lớn, chúng ta càng khó khăn để chữa lành, và hai việc cần làm khi ấy: một là giữ tâm lí kiên định và hai là tăng cường đức tin.

Ở bề mặt, tổn thương không khó để bị khơi lên. Bạn có thể vô tình bắt gặp nó khi nghe thấy giai điệu quen thuộc, khi thấy một ai đó giống với người yêu cũ từng bỏ bạn. Tất cả đều gợi lại những kỉ niệm sâu sắc về một quá khứ chẳng mấy tốt đẹp đã qua. Vừa phải vật lộn vượt qua nó trong chính mình, bạn vừa cần biết cách điều hòa với người xung quanh sao cho họ không hiểu lầm bạn.

Vì chúng ta vẫn cần sống, làm việc như bao người. Có hành vi hay cảm xúc thái quá, nào hay ho gì.  Lúc này bạn cần một vỏ bọc phù hợp để tiếp xúc với xã hội. Như là bạn phải mang đôi chân giả thay vì được đi bằng chân thật.

Đô thị tạo nên gánh nặng lên vai mỗi người. Cư dân đô thị thường vác theo gánh nặng sợ mất. Vì sao như vậy?

Mỗi người sống đều không “tự tại”. Chúng ta gắn mình với rất nhiều thứ, nhiều thứ hơn ta có thể nghĩ: tình yêu, tình bạn, tình thân, công việc, nơi làm việc, nhà cửa, tài sản, thậm chí là “chúng ta”.

Gắn mình với chúng ta là thế nào? Bạn bị ốm, bạn rất lo lắng, bạn cần uống thuốc, hay đi bác sĩ để cảm thấy mình ổn, cảm thấy yên tâm hơn. Dù đấy là biểu hiện và thoạt nghe rất đơn giản, dường như không có gì bất ổn hay vô lí đúng không? Thực ra, chúng ta sợ sự tồn tại của chính mình, sợ có người làm tổn hại thanh danh của mình. Vì chúng ta quen sống với vì cái nhìn của người ngoài. Nó có ý nghĩa hơn hết thảy.

Vì  gắn “mình” với những thứ “không phải là mình” nên bất kì tổn hại nào cũng tạo ra một sự mất cân bằng về thể chất, tâm cảm và tinh thần. (Tổn hại một thứ ngoài mình, nhưng lại tạo ra một tổn thương trong mình. Kì quặc nhỉ!)

Tổn hại xảy đến khiến thân thể bạn phải trả giá. Nó hết sức rã rời và không muốn di chuyển đi đâu. Thậm chí, còn chẳng muốn đánh răng hay chuẩn bị bữa sáng. Trong khi, có quá nhiều công việc đòi hỏi nỗ lực hoàn tất đang chờ bạn ở kia. Mọi thứ dường như rơi vào trống rỗng và vô nghĩa hết sức. Khi ấy chúng ta chỉ như con búp bê bằng gỗ chơ chọi chẳng còn sức sống hay ý chí nào.

ám ảnh tổn thương

Làm sao để "trở lại bình thường?"

Hãy chú ý đến thân thể một chút. Nó cần một khoảng thời gian để điều chỉnh, để cân bằng trước nỗi đau.

Ngày xưa khi y học chưa phát triển, bạn có thể nghĩ là khi ấy thì ít bệnh tật hơn bây giờ. Nghĩ vậy cũng đúng, nhưng có một sự thật ngược lại là khi y học càng phát triển thì bệnh tật cũng càng nhiều. Tâm lí phụ thuộc vào y học để được chữa lành càng lớn thì bệnh tật càng nhiều. Đấy là sự thật. Vấn đề nằm ở tâm lí, và nằm ở nỗi sợ của con người. Tất nhiên còn nhiều vấn đề khác nữa, nhưng nỗi sợ của con người là lí do rất chính yếu.

Vì thế ngày xưa, hay những người theo Phật giáo tin rằng, các vấn đề về thân thể, hay các vấn đề tổn thất như đã nói trên kia là kết quả của duyên nghiệp. Theo cách nghĩ của họ, thì thân thể bạn vận hành trong một khoảng thời gian sẽ xuất sinh lỗi, cấu thành bệnh tật. Tương tự như vậy cuộc đời bạn vận hành một thời gian cũng sẽ xuất sinh lỗi và nó biểu hiện thành tổn thất. Thân thể và cuộc đời đều theo nguyên lí này. Và bạn càng ít gây lỗi thì nó càng ít hỏng.

Những người theo Phật giáo tin rằng, họ sẽ không sợ hãi và sa vào lỗi của thân thể khi nó xuất sinh. Họ sẽ để thân thể một khoảng thời gian để tự phục hồi, nhìn nó một cách tự tại và thanh thản.

Ấy là cách nghĩ của họ, còn bạn thì sao?

(Chia sẻ của Tiến sĩ Miriam Adahan - nhà tâm lí học, chuyên gia trị liệu, tác giả sáchlà người sáng lập nhóm EMETT - Emotional Maturity Established Through Torah (Tạm dịch: Cộng đồng trưởng thành về cảm xúc qua kinh Torah) - một mạng lưới các nhóm tự lực để phát triển cá nhân).

*Lễ Vượt Qua hay còn gọi là Passover hoặc Pesah là ngày lễ quan trọng của người Do Thái nhằm ăn mừng sự kiện người Israel thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập của người dân Do Thái.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147