Trang chủ Blog Muôn mặt sự Đời

ĐAM MÊ HÓA HỌC, PHÁT KHÓC VÌ HÂM - Không cầm được lệ, người tệ quá người!

By: OopsyAdmin, 2020-12-09 15:43:45

ĐAM MÊ HÓA HỌC, PHÁT KHÓC VÌ HÂM
Không cầm được lệ, người tệ quá người!
.

Hồi 5 tuổi, cũng như nhiều nhà nghèo khác, bố mẹ tôi đi làm rồi trở về trong mệt mỏi phẫn nộ vì bị cấp trên đày đọa lợi dụng hoặc bức bách hách dịch, còn tôi ở nhà nhìn trừng trừng vào đống quả khô, gia vị gừng tỏi nghệ các thứ linh tinh móc được từ quê lên và trồng trong vườn

Có thể do xem phim hoặc xem cái gì đó, những thứ vô bổ tôi xem ké được trên ti vi hàng xóm thì nhiều vô kể, tôi có đam mê hóa học từ tấm bé. Nên những ngày đó tôi đã quyết liệt làm một việc hệ trọng: Thử đập, giã các loại củ pha với ít muối và đường bố mẹ tích trữ để kín trong cái tủ kính. Vì tất cả những thứ củ quả gia vị này với nhà tôi đều rất quý giá, nên chắc chắn thứ nước có được từ các "CHẤT" này phải cực kì quá giá

Tư duy này giờ vẫn rất thịnh hành kiểu 1+1 =2, tức là cái có giá trị cộng lại với nhau phải lớn hơn giá trị trước đó. Nhưng sự đời vẫn thế, con người vốn đập đầu vào tường vì tham lam, không ai chết vì hiểu biết

Kết quả của một ngày hì hục pha chế là một thứ nước hỗn độn mà sau khi uống xong nửa cốc tôi nôn thốc nôn tháo và bị đường ruột từ bấy đến giờ, có lúc ngồi trong căn buồng vệ sinh nhỏ có cái cửa sổ một mình là ngồi thở dài tức giận tuổi thơ

Thứ đáng TỨC GIẬN HƠN thì giờ tôi mới biết: SỰ NGHÈO ĐÓI, THÓI THAM LAM, NHỮNG BỰC TỨC và SỰ DỐT NÁT khi nhồi nhét vào cốc dung dịch gia vị tổng hợp đó không chỉ đi vào RUỘT, mà còn phá hỏng NHẬN THỨC ẤU THƠ, và đeo đẳng mãi cái tính cách bần tiện tiếc từng hạt gạo, riết ráo từng hạt cơm của tôi đến giờ

Nếu bạn không nghĩ cái cốc dung dịch đập giã pha chế kia có nhiều tác hại đến cả THÂN TÂM TRÍ như thế, thì bạn cũng giống tôi hồi 5 tuổi, thật chỉ là một đứa trẻ con sống trong nỗi bất bình của bố mẹ, sự giả tạo của kiến thức ba lăng nhăng và tính vô tri thơ dại

.

Việc cho con học tiếng Anh sớm cũng như việc những ngày bệnh tật này nhồi nhét bằng được thật nhiều kiến thức vào đầu trẻ con cũng như uống cốc dung dịch đập giã vậy, có thể gây ra bệnh tiêu hóa hoặc không, nhưng nhất định sẽ để lại hậu quả trong TÂM TRÍ

Thật ra, cái tình trạng xã hội ngập tràn thông tin bệnh tật như thế này là một cơ hội, thay đổi những đứa trẻ 5 tuổi vẫn đang bì bõm trong nghèo đói dù mang thân xác người lớn. Có rất nhiều điều lúc này có thể dạy bọn trẻ: Kiến thức Y TẾ, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng sinh tồn, những kiến thức thiết thực hệ trọng về chính trị. Tại sao lại phải nghe lời lãnh đạo thành phố? Tại sao phải lập rào chắn? Ý thức xã hội là gì? Ý thức người dân là gì? Tại sao nên nghỉ làm và tuân thủ pháp luật? Mà nữa, Pháp luật là gì? Tại sao báo chí? Truyền hình đưa tin như thế là vì sao? Nước Mỹ ở đâu? Nhật Bản tại sao? Singapore hay Trung Quốc thế nào, văn hóa và lối sống?

Thay vào đó, lũ trẻ được uống cốc dung dịch đập giã với Toán, Tiếng Việt, đủ thứ kiến thức hầm bà lằng kia sẽ nuốt vào TÂM TRÍ cái cảm giác MỆT MỎI, CHÁN NẢN, SỢ HÃI, BUÔNG XUÔI, GIẢI TRÍ của đại đa số bố mẹ đang vừa lo công ăn việc làm vừa lo ngồi kèm cặp con từng câu chữ

Thật ra thì chuyện này chẳng mới: Bố mệ đem nỗi lo lắng tương lai sự nghiệp của mình trút vào con, cũng như 30 năm trước thế hệ chúng tôi chịu đựng. Để đứa trẻ 5 tuổi kia vào năm 35 tuổi vẫn đánh nhau với khao khát công ăn việc làm ổn định trong biên chế, lúc nào cũng cúi đầu nghe lệnh, hoặc luôn luồn cúi và ăn nói ba phải như tôi

Đó là những điều tôi nghĩ được khi vẫn đang bị đường ruột hành hạ vào trưa nay

.

Chính trong những ngày này, TÂM LÝ NẠN NHÂN chắc chắn sẽ bùng nổ, xu hướng KẾT TỦA NẠN NHÂN như Marvin Wolfgang từng dự đoán (trong bài viết Victim Precipitated Criminal Homicide, 1957, theo đó NẠN NHÂN TỰ-HÌNH-THÀNH các yếu tố để trở thành nạn nhân của một tội ác) sẽ hình thành. Những người làm marketing và sale sẽ KHÔNG ĐỐI MẶT với các NỖI ĐAU THƯỜNG NHẬT mà thật sự phải đối mặt với những người tự xem mình là NẠN NHÂN LẼ ĐỜI (và nạn nhân của bao người)

Họ sớm đã KẾT TỦA trên MẠNG XÃ HỘI, và tâm thức họ đang dịch chuyển từ NỖI ĐAU sang NẠN NHÂN, đó là lý do ở rất nhiều nơi BÁN HÀNG QUA MẠNG XÃ HỘI chắc chắn vẫn phát đạt, thương mại điện tử vẫn phải phát đạt

Vì NỖI ĐAU cần chi trả cả khi hơi thiếu điều kiện, nhưng NẠN NHÂN sẵn sàng chi trả VƯỢT KHỎI ĐIỀU KIỆN của chính mình. Có 4 yếu tố hình thành TÂM LÝ NẠN NHÂN và biến TÂM LÝ thành HÀNH VI được Babak Akhgar chỉ ra trong Strategic Intelligence Management: National Security Imperatives and Information and Communications Technologies:

1. SỰ KIỂM SOÁT thông tin chính thống yếu đi
2. Hệ thống thông tin PHI CHÍNH THỐNG mạnh lên
3. Thành viên của thế giới mạng trở nên cần tin một cái gì đó và mềm yếu hẳn đi so với trước
4. Nhận thức của thành viên thế giới mạng ngày càng kém

Sự kiện dịch bệnh đã thúc đẩy TÂM LÝ NẠN NHÂN tiến lên giai đoạn 3: CẦN TIN một cái gì đó, mà thói quen đọc thông tin mạng mỗi sớm cũng như ngóng thông tin từ bạn bè hay những người ảnh hưởng mạnh lên một cách đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn

Và đó là thời khắc mãnh liệt để những KOL, INFLUENCER mới RA ĐỜI. Xin nhắc lại: NỖI ĐAU thì cần MUA SẮM và THỎA MÃN, nhưng NẠN NHÂN thì cần PHỤC HỒI và BẢO ĐẢM. Sự chi trả để PHỤC HỒI và BẢO ĐẢM luôn vượt xa sự chi trả để MUA SẮM và THỎA MÃN. Cũng vậy, tác động tâm trí (hay sức mạnh của educate) luôn hằn lên các NẠN NHÂN sâu sắc hơn là những kẻ mang NỖI ĐAU

Chúng tôi đã trình bày LÝ THUYẾT NẠN NHÂN và mô hình xây dựng GROUP trong các khóa học trước, sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày trong khóa học tháng 5 các vấn đề về XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG trên MẠNG (Cyber Communication) dưới dạng một phiên bản DỄ HIỂU, DỄ DÙNG, DỄ ĂN cho mọi người

Đó là cách tốt nhất để những ai còn đang hoạt động mạnh trên mạng xã hội có thể hoặc GIÚP ĐỠ CÁC NẠN NHÂN, hoặc KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT NẠN NHÂN

Và không phải uống cốc dung dịch đập giã pha chế như một đứa bé 5 tuổi!

---

Bài viết: Thày Bát Nhã

Link gốc: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2598457450428447&set=pb.100007926516742.-2207520000..&type=3&size=1572%2C2048


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147