Trang chủ Blog Nhân cách

Quá nhiều tủi nhục, một lần tội lỗi: Nhìn vụ cưỡng hiếp - giết người ở Đống Đa từ phân tâm học

By: OopsyAdmin, 2018-06-10 12:15:23

Báo chí gần đây cập nhật thông tin về nhân thân nghi phạm gây án trong vụ cưỡng hiếp và giết người, cướp tài sản nữ sinh viên ở phố Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội). Mấy ngày trước khi gây án cậu ta mới bị cho thôi việc dạy thử môn thiết kế đồ hoạ tại một trung tâm, nhát gái, chưa yêu ai bao giờ, đi uống bia rồi gọi điện thoại cho bố thú tội v.v...

Tròn 80 năm, trong cuốn Psychology and Religion (1938), tác gia lừng danh Carl Jung từng tuyên ngôn, mà về sau được trích dẫn thường xuyên rằng: Rối nhiễu (neurosis) luôn là sự thay thế cho nỗi khổ niềm đau (suffering) chính cống. 

Tội lỗi (guilt), trong phân biệt với sự tủi nhục (shame) hẳn cũng là một sự hình thành rối nhiễu; so với loạn tâm (psychosis), Jung e chừng rất muốn nói tới một cái gì sâu sắc hơn về bản chất của nỗi khổ niềm đau ở con người và về trạng thái gọi là 'rối nhiễu'. 

Khởi tạo khái niệm 'bóng mờ' (shadow) hậu thuẫn cho sự phát triển tính cách người hết sức thuần khiết, Jung chắc biết rõ rằng chúng ta chỉ có thể hạnh phúc, hoàn mãn,… khi chúng ta không chỉ am hiểu mà còn dấn thân vào thách thức lớn nhất: khám phá chính bản thân mình. 

CHỨNG “RỐI NHIỄU” VÀ SỨC MẠNH CỦA KHÔNG GIAN ẢO TRONG ĐÔ THỊ

Điều đó nghĩa là chẳng hề che giấu bất cứ thứ chi về bản thân khỏi ý thức (gồm cả những khía cạnh xấu tệ nhất); để nhận thức đầy đủ và nắm bắt tất cả những gì trong lòng rồi có ý thức tìm kiếm những gì khả thể là nhiệm vụ truy cầu cao quý nhất của chúng ta. 

Song đích thị khám phá bản thân là công việc vô cùng khó nhọc và đau đớn; e dễ hơn nhiều nếu chính mình mù mờ những xung đột nội tâm và chịu đựng các triệu chứng rối nhiễu nọ kia thay cho chuyện mang vác nhiệm vụ nặng nề là trở thành một cá nhân xác thực và khoẻ mạnh.

 Hầu hết những cá nhân nhờ trợ giúp quá sẵn lòng cho việc mong mỏi đơn giản là trút bỏ nỗi đau và tiếp tục các mẫu hình tiêu cực hơn là đảm nhận nhiệm vụ gian nan trên tiến trình xây dựng bản thân cùng cuộc sống mà họ đích thị muốn ở cùng. 

Thực tế bấy lâu, đâu hề ít ỏi những vị làm đủ việc mà họ hối tiếc và cảm thấy tồi tệ nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ. Cảm thấy xấu xa trong một khoảnh khắc giúp họ giải quyết tâm thế tội lỗi, và đấy dường như là giá hợp lý để trả cho hành vi sai trái. Ước gì thế là đủ Tiếc thay, đời phức tạp vạn lần! 

Người ta duy trì hiện trạng bị “mắc kẹt” vì ở mức độ nào đó, họ biết đấy là công việc hạng nặng khủng khiếp khi phải quyết định đối mặt và nỗ lực sửa chữa các mẫu hình phá hoại vốn đã thành thói quen cố hữu sâu dày. 

Rốt ráo, chứng rối nhiễu của họ là sự thay thế kém cỏi cho nỗi đau khổ cao quý cần thiết đặng người ta trở thành một nhân cách thứ thiệt... Hiện tại, nào hiếm hoi chi những lời than van bất tận không biết mình muốn gì, dằn vặt ghê gớm rằng mình rốt cuộc là ai.

Lời cuối. Cá nhân mắc rối nhiễu thì vẫn duy trì liên lạc với thực tế và hiếm khi tham gia vào hành vi lệch lạc mà xã hội không chấp nhận nổi. 

Trong câu chuyện thời sự đang bàn, 'ranh giới' (borderline) có thể là thuật ngữ giúp lý giải, như một không gian ý niệm giữa rối nhiễu và loạn tâm. Khởi nguồn, cá nhân mắc nhân cách ranh giới là người thường kết nối với thực tế song dưới sự câu thúc thì biểu lộ ra thành sự bất nhất cực độ và các cơ chế phòng vệ nguyên thuỷ. 

'Rối nhiễu' được đề cập trong tương quan với các đặc điểm tính cách hoặc sự thích nghi. Nói gọn, đặc điểm tính cách là các mẫu suy tư, cảm xúc và ứng xử lâu dài mang xu hướng ổn định; và 'rối nhiễu' là một trong các phân loại, phản ánh mức nhạy của hệ thống cảm xúc tiêu cực khiến một người rối nhiễu cao thì thường hay lo sợ, dễ cáu bực, xuống tinh thần và phản ứng ghê gớm với stress. Còn sự thích ứng của tính cách thì trỏ nhiều hơn về tình huống, những cách cụ thể người ta thích nghi với môi trường. 

'Rối nhiễu' ở đây, chỉ các chiến lược đối phó tệ hại bị thôi thúc bởi sợ hãi hoặc lo lắng thái quá (ý thức/ vô thức) được gợi ra bởi một loại tình huống nhất định. Diễn đạt 'tệ hại' vì phản ứng cuối cùng đẩy cá nhân rời khỏi các mục tiêu và nhu cầu dài hạn, sâu xa của chính họ. Thật đáng thương.--

(Chia sẻ của Chuyên gia tâm lý Thái Phác Ngô Toàn)

Chú thích thêm của OOPSY:

Từ góc độ bề mặt chứng Rối nhiễu (neurois) hay loạn thần kinh là chứng điên, thường là điên bộ phận, tức là ám ảnh đã tiến lên một bước thành rối loạn cảm xúc và hành vi. Nhưng khi điên bộ phận thành ra một khuôn mẫu cảm xúc, tức là tính cách thì thành điên toàn phần.

Bạn có thể để ý là cậu ấy bị mất việc, lang thang đủ mọi loại công việc không thành. Đây chính là sức ép của thế giới kinh tế đẩy người ta vào phép nói dối cường điệu và điên toàn phần.

Cái đáng nói là sự tăng cường sức mạnh đô thị và không gian ảo. Không gian ảo là không gian kinh tế tạo ra trường điên loạn toả rộng. Sự mất kiểm soát cảm xúc và hành vi tạo thành khuôn khổ xã hội cho sự giải phóng cảm xúc một cách lệch lạc.

Thời đại của Jung là thời đại không gian kín đẻ ra chứng điên bộ phận toả rộng và trầm cảm, tự kỷ. Trầm cảm tự kỷ là bệnh tật của không gian kín, nhưng ngày nay không gian ảo quá phát triển.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147