Trang chủ Blog Nhân cách

Cội nguồn tâm lí và vấn đề phẩm giá của con người trong đô thị

By: OopsyAdmin, 2018-07-28 03:15:45

Trong tâm lí học khẳng định, con người dựa vào một lí tưởng bởi nhân cách người ta yếu hèn. Một người trung thành bởi cần có một đối tượng để trung thành. Cho nên một người trung thành luôn luôn có một ông sếp để thần tượng, dù người ta ác hay thiện cũng chẳng quan trọng. Đơn giản, một khi đã trung thành, nó cần đối tượng để trung thành.

Tâm lí học của con người khẳng định, người ta cần một lí tưởng bởi người ta cần dựa vào đấy, bởi nhân cách người ta bạc nhược, cuộc sống người ta hạ xuống. Không phải. Những người sống với một lí tưởng thật sự, họ vượt ra khỏi vấn đề tâm lí học. Nó không còn là khủng hoảng, không còn là các vấn đề tâm thần. Đây là một vấn đề về lựa chọn các giá trị sống và sống cho nó, thực hiện nó, dùng hành động của mình để thống nhất đời sống tâm lí, cuộc sống trần gian và những hành động thiết thực ở ngoài xã hội. Tất cả là một sự thống nhất giữa bên trong và bên ngoài. Đấy là lí tưởng chứ không còn là vấn đề tâm lí. 

Tâm lý, phẩm giá, cội nguồn tâm lý, oopsy

Tâm lí chỉ đặt ra khi nào? Khi cái bên trong khác biệt với cái bên ngoài, khi chúng ta phải cười với người chúng ta ghét, khi chúng ta phải khen những gì chúng ta không thật sự thấy đẹp, khi chúng ta phải vồ lấy những gì chúng ta không thật sự muốn đến thế, khi những ham muốn của chúng ta làm tổn thương những trật tự một cách lí trí bình thường của những người khác. Khi đấy, tâm lí học xuất hiện. Nhưng con người sống bằng lí tưởng chân chính không bị đặt ra vấn đề tâm lí học. Đô thị đã khiến bạn sống không phải là mình. 

Còn ở trong đời sống cộng đồng, bản chất là gì? Mọi người thống nhất Thân Tâm Ý, thống nhất từ hành sự đến lí tưởng và tâm cảm của mình. Đấy chính là đời sống cộng đồng. Đấy chính là việc bạn có thể quay về một đời sống như thế hay không và có thể sống như thế hay không. Nhưng giá trị nào cho bạn sống như thế? Bởi nếu không có một giá trị cho bạn sống như thế, hay tôi gọi là “lí tưởng”, bạn sẽ phải sống trong các tiêu chuẩn của đô thị.

Bạn phải có nhà, có xe, có vợ, có công việc, có lương cao, phải có một cái gì đấy mà đô thị vẫn có. Nhưng nếu bạn sống với thế giới đấy, bạn sẽ vĩnh viễn không bằng nó. A có thể ngồi hàng giờ hàng ngày như cái bàn không? Rồi để làm gì? Nhưng đô thị đặt ra những thứ như thế, bạn không nhận ra mà thôi. Một người đố A, “Hãy chống bốn chân xuống và đứng 24 tiếng, nếu không làm được thì không bằng cái bàn”.

Chuyện đấy rất kì quặc, thế nhưng chúng ta vẫn sống với sự kì quặc đấy. Những tiêu chuẩn đấy liên tục xuất hiện, liên tục ở đấy. Chúng ta hễ bắt đầu đặt nó làm tiêu chuẩn là chúng ta thấp hơn nó. Con người cộng đồng không phải là bỏ qua những vấn đề đấy. Họ vẫn thực hiện nhưng không biến nó thành những tiêu chí định nghĩa nhân cách, định nghĩa phẩm giá của mình. Họ dùng phẩm giá để thực hiện những chuyện đấy một cách tròn trịa, trọn vẹn. 

Trong một công việc, một điểm “xuất sắc” đấy là liệu có được khen thưởng vì việc đấy không, có được ghi nhận không, có thành công không, đối tác có kí một cách vui vẻ không... Đối với một con người có phẩm giá, họ không đặt vấn đề đấy là quan trọng. Họ đặt việc quan trọng là mình có hoàn thành công việc đấy một cách đúng như nó phải là không, có chính xác không, hoàn thành việc được giao chưa.

Còn lại, người ta không cầu “Qua việc đấy được những cái gì”, “Mọi người nhìn mình thế nào”, rồi về đặt cái tập hồ sơ vừa kí lên trên bàn đồng nghiệp nói là, “Hôm nay rất vất vả, cuối cùng cũng kí được”. Không phải những tâm trạng đấy, bởi một người có phẩm giá sẽ hoàn thành tốt nhất mức họ có thể. Họ sẽ học hỏi và lắng nghe, họ sẽ chịu đựng tất cả những lời chê trách để có thể làm một việc tốt hơn. Đấy là chân tín trong lòng họ. Đấy không phải một động lực để lấy gì cho mình. Đấy là một mấu chốt của thế giới có phẩm giá – thế giới cộng đồng. 

Bạn biết là để có Phẩm giá không dễ dàng, nó phải đi liền với Trí tuệ. Tôi phải khẳng định, không có sự ngu dốt nào có phẩm giá, không có phẩm giá nào lại ngu dốt. Còn những kẻ gọi là “thiện lương nhưng ngu xuẩn” chỉ là cuộc đời không cho họ năng lực để họ ác, còn nếu họ có năng lực họ ác ngay, đó không phải là trí tuệ. Để có phẩm giá thực sự, bạn phải thấu hiểu những Đạo lí nằm đằng sau, sự thật nằm đằng sau mọi thứ. Như vậy, bạn mới sống một cách chân thực được. Còn bạn sống ở trong một lớp mờ ảo của nhân gian, chẳng biết đâu là thực, đâu là giả, chẳng biết đâu là giá trị, đâu là lừa đảo, làm sao bạn sống có phẩm giá được? Lúc thì bị nó kéo bên này, lúc thì bị nó đẩy theo hướng kia, làm sao tỉnh táo để quyết định số phận của mình? Đô thị tạo ra một lớp màn sương như thế. Nó bao bọc mọi người, nó mờ mịt như thế. Đấy là thế giới mà chúng ta tìm mọi cách để vượt qua.

Đô thị có một sức mạnh kinh khủng. Giống như đổ một chậu nước lên người bạn, có một kẽ hở nào nước lọt vào được thì nước sẽ lọt vào được. Con người ta không được tạo ra để chống lại nước, không được tạo ra để chống lại đô thị. Chỉ khi nỗ lực chống lại đô thị, người ta mới thoát ra khỏi nó. Mười nghìn năm trước, chúng ta được tạo ra bằng Thân này.

Trước mười nghìn năm đấy, hàng trăm triệu năm để có thể tạo ra một con người, chúng ta chưa từng phải đối mặt với vấn đề đô thị. Mười nghìn năm trước, Thân này không phải đối mặt với vấn đề đô thị, cho nên nó không có một hệ đề kháng với đô thị nào cả. Khi đô thị xảy ra giữa con người với nhau, nó đơn thuần thuộc về đô thị. Đô thị giống như một thứ nó tạo ra cho đến lúc đô thị biến thành một thứ làm chủ nó. Nó chưa từng được kiến tạo để chống lại đô thị, nó vốn là thế. Bởi nó không được tạo ra trong hoàn cảnh đô thị mà đô thị tạo ra nó. Đấy chính là mấu chốt mà nó không thể chống lại đô thị một cách bình thường. 

Nhưng có một điểm vẫn mong bạn hiểu, một cuộc sống trông có vẻ bất thường sẽ gợi ý những cuộc công kích một cách dữ dội của đô thị. Hòa ái với đô thị và trông có vẻ giống như đô thị là cách để tránh khỏi, vô hình khỏi những cuộc tấn công đấy, để không phải chịu những áp lực như thế. Tôi đã mất nhiều năm để học cách trông giống như đô thị. 

Trích sách: Sự kiến tạo tâm cảm - Xung đột bất tận giữa đô thị và cộng đồng: Những nguồn gốc của tâm lí đô thị. Tác giả HVHĐ (một thành viên của Oopsy)
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147