Trang chủ Blog Nhân cách

Dạy con bằng đòn roi hay vấn đề bạo lực trong thiết chế gia đình ở Việt Nam

By: OopsyAdmin, 2018-11-06 12:18:08

Lưu ý bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, cân nhắc trước khi đọc tiếp!

1. Thiết chế của thế giới ảo – những lưỡi dao cắt rời cá nhân với gia đình

Sau vụ ồn ào về chuyện một cô bé 15 tuổi bị bạo hành thời gian vừa qua cho thấy sức mạnh gia trưởng trong gia đình của xã hội này còn rất lớn. Chuyện này không thể xử lí bằng pháp luật, kêu gọi cái gì đây, chắc chắn không có bên nào, hội nào dám can thiệp vào nội bộ gia đình, bởi thiết chế gia đình của Việt Nam rất mạnh.

Nhưng những sự việc thế này sẽ làm lỏng thiết chế ra và bắt đầu hình thành những thiết chế của thế giới ảo –bắt đầu dùng những lưỡi dao cắt rời cá nhân với gia đình. Nên dù cái công kích rất bệnh hoạn, ác độc nhưng cũng có ý nghĩa của nó thật. Đó là những phản ứng đơn nguyên, giống như các tòa án dị giáo, rồi sẽ có những người chịu khổ đau như gia đình cô bé, rồi sẽ còn đầy dẫy những vụ việc tương tự được đưa lên mạng, nhưng sau đó xã hội lại quay trở lại trạng thái vô tâm và độc ác. 

Độc ác với cả gia đình và độc ác với cả nạn nhân của gia đình, và thế là nó tháo gỡ những cái chốt cuối cùng của một gia đình ổn định, nó tước đi quyền dạy dỗ, quyền thiết lập những tinh thần của gia đình lên đứa trẻ, sớm thôi nó sẽ như thế. Thế giới ảo, nơi được phép nhân những con số độc ác lên, thế giới không có quy tắc đúng – sai. 

Tâm lý, oopsy, dạy con, đòn roi

2. Những tâm hồn ”khuyết tật”

Tâm lí vốn không có lí, nó chỉ có cái điên loạn thôi. Tâm lí con người, cảm xúc là thế, chỉ có sự phản ứng cực đoan.  Khi còn là con trẻ, bố mẹ đánh một cái đã ghi vào nhật kí kiểu như “Tôi căm hận cái nhà này, lớn lên tôi sẽ giết cả cái nhà này’’, chuyện này rất bình thường trong tâm lí học. 

Những người mà đã viết những câu đấy, lớn lên họ chính là người cực kì yêu gia đình. Oái ăm như thế! Trong sổ nhật kí sẽ ghi đầy những câu oán hận nhưng lớn lên họ sẽ bảo vệ gia đình đó bằng mạng sống. Đó là phản ứng thái quá, đó là sự cân bằng của tâm lí, họ đã viết, họ đã trút được những điều đã bị bố mẹ dằn vặt, chứng tỏ đó phải là một gia đình gia trưởng. 

Một gia đình gia trưởng bao giờ cũng đào tạo lên lũ con ngoan ngoan, yêu thương và bảo vệ gia đình, chắc chắn là như thế. Bé thì nó căm thù, lớn thì nó lại yêu thương, đó là quy luật của tâm lí. Còn rất khác với bây giờ, những lời kêu gọi bố mẹ yêu con theo kiểu bệnh hoạn, tức bố mẹ bao giờ chẳng yêu con, nhưng những lời kêu gọi giờ làm cho những đứa trẻ sinh ra và lớn lên đã vô tâm, thờ ơ, chán ghét gia đình,… điều đó làm cho nó dễ biến thành người có tâm hồn bị khuyết. 
Để bù đắp phần khuyết đó, thứ nhất, đứa trẻ phải tạo ra một năng lượng để bồi đắp lên. Và chỉ duy nhất năng lượng gia đình mang tính chất nội bộ mới có thể bồi đắp được. Tuy những năng lượng xấu mà gia đình hấp thu từ xã hội về truyền vào cho đứa con, nhưng nó lại tạo thành chất đề kháng, như kiểu đứa trẻ lớn lên phải tiếp xúc với bụi bặm ấy thì hệ thống miễn dịch nó mới hình thành. 

Thứ hai là phần năng lượng thật giống như kiểu sữa người mẹ truyền vào con nuôi thân con lớn lên, vì nuôi được đứa con tức là gia đình ấy đã trải qua rất nhiều chuyện thì năng lượng gia đình, tinh thần gia đình ấy trở thành bạch cầu mới truyền cho đứa con để đề kháng với xã hội. 

Tất nhiên có những đề kháng rất tiêu cực như“Mày đừng tin người ngoài, bọn bên ngoài chỉ lợi dụng mày thôi’’, ví dụ như thế khiếnban đầu đứa con rất chống trả vì bố mẹ vì bị cấm chơi với bạn này bạn kia,ức lắm!Nhưng sau này lớn lên chúng  lại luôn luôn sống đúng với tinh thần “Cẩn thận ngoài kia kìa”. Cho nên hệ miễn dịch đó cần thiết với thế giới mạng - thế giới độc ác. Dân tộc khôn ngoan là dân tộc biết dạy đứa trẻ từ bé. Các nước Châu Á, Trung Hoa kỉ luật của họ gấp mấy lần Việt Nam.

3. Chuyện dạy con bằng đòn roi

Muốn rút được cái chốt gia trưởng rất khó. Nếu phong trào này muốn thành công, thì nó phải thay đổi được quan niệm giáo dục về chuyện đánh đòn. Vậy bố mẹ có được quyền đánh con không? Có được dùng roi không? Roi có cần quy định độ nặng bao nhiêu? Lực đánh thế nào không? Thế nào là dạy con? Thế nào là bạo hành? Bợt tai, tét mông có tốt không? Có những người nói rất đúng theo xu hướng thế giới "Chúng mày không thể lấy cái cớ là con là cháu mà chúng mày đánh nó được, mày không thể nói ai cũng từng bị đánh nên mày kệ những người bị đánh", đấy là một sự thách đố đối với cả một chế độ, chế độ gia đình.

Một người phương Đông có quyền đánh con, và ngày xưa cái gậy để đánh đứa con trong gia đình khi người cha không bằng lòng, được gọi là gia pháp - pháp lý của một gia đình. Cái gậy được đặt trên bàn thời tổ tiên, khi đứa con hư, họ lấy gậy ra đánh mà  không cần giải thích. Gia đình càng quyền lực càng vậy. 

Điều đó cho thấy khái niệm bạo lực xuyên suốt trong xã hội, không chỉ Việt Nam mà là mọi xã hội. Nếu xóa bỏ bạo lực thì sẽ đi đến một chủ nghĩa cực đoan như của Einstein, chúng ta có cần bạo lực đến thế không?

4. Nạn nhân của một đô thị tăm tối và độc ác

Quay trở lại, vụ được cho là bạo hành cô bé 15 tuổi, tuy chỉ là một case rất bé trong xã hội nhưng tác động của nó lại rất lớn, nó gieo vào con người ta một hạt mầm. Cái mầm này hiện chưa bộc lộ rõ nhưng càng về sau càng lớn. 
Cuộc nổi loạn của đứa trẻ mười mấy tuổi, không thể tưởng tượng được trong nền giáo dục Việt Nam, nếu viết sách văn học chắc phải lưu lại! Bởi trong sách chưa bao giờ ghi nhận một hiện tượng xã hội, một đứa bé có thể đem xã hội về công kích và xử lí gia đình mình bằng cách này. Gia đình ấy có thể bị đẩy vào chỗ bấn loạn, nhiều điều có thể bị tiêu diệt bằng cơn nổi loạn của cô bé. 

Đương nhiên những mảnh vỡ điên khùng, những sự kích phát nằm ở đâu đấy chỉ trực phát tác, giải tỏa và cô bé 15 tuổi ấy cũng chỉ là một nạn nhân của đô thị, của những sự công kích nhân danh điều cao đẹp nào đó.
Xã hội này càng nhiều người điên loạn, thì càng nhiều người tổn thương. Càng nhiều kẻ ác thì càng nhiều nạn nhân. Sẽ cần rất nhiều tỉnh táo để nhìn nhận rõ sự việc này!

PLTT -  một tác giả OOPSY


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147