Trang chủ Blog Nhân cách

Hóa ra con người ta muốn chứng tỏ mình với quá khứ

By: HVHĐ, 2018-08-25 11:21:24

... Trong một môi trường khép kín, do tâm sở hữu nảy sinh* rất khó để người ta từ bỏ được một cái gì đấy đích thực. Người ta thường muốn kết nối với một cái gì đấy, ở gần một cái gì đấy, thuộc về một cái gì đấy.

Làm sao bạn có thể bảo người ta bước ra khỏi đời bạn một cách bình thường được? Bạn không muốn người ta bước ra, mỗi thứ đều gắn với một kỉ niệm.

Bạn nghĩ lại mà xem, thực ra bây giờ bạn nhìn bạn bè cấp ba chẳng hạn, bạn vẫn muốn người ta biết bạn là đang rất ổn tốt, bạn vẫn muốn xuất hiện trước mặt họ ổn tốt. 

Điều đấy có nghĩa là gì? Nếu bạn gặp những người bạn cũ, bạn muốn hình ảnh của mình không tệ, đấy không phải chỉ là tâm háo danh bình thường, không phải chỉ là tâm tham ái bình thường đâu, đấy là một hiện tượng tâm lí, bởi vì người ta không bao giờ dễ tách ra khỏi quá khứ.

Ở trong đấy, người ta muốn quá khứ thấy họ, đấy là một hiện tượng tâm lí xã hội thật sự. Bởi vì nó giống thế này, nếu bạn ở trong một căn phòng có rất nhiều đồ đạc, khi bạn dùng một đồ đạc gì, bạn muốn lần thứ hai dùng lại, bạn sẽ tận dụng đồ đạc đấy tốt hơn nữa.

Hóa ra con người ta muốn chứng tỏ mình với quá khứ, tâm lý, oopsy

Ví dụ nếu tôi đến phòng bạn, bạn có cái máy, tôi vừa định bật, bạn bảo “Anh ơi anh bật cái nút ở bên dưới cơ. Anh phải cắm cái phích, cái phích em để trong góc, nó có ba cái nút, anh cắm vào cái chỗ màu xanh”. Nếu như bạn có thể nói với tôi điều đó thì đây quả là hạnh phúc của bạn, bạn sống trong căn phòng và bạn làm chủ nó.

Quá khứ là một thứ bạn không làm chủ được nhưng nó lại thuộc về bạn theo cả nghĩa là bạn thuộc về nó lẫn nó thuộc về bạn. Quá khứ chỉ riêng bạn lưu giữ, không ai lưu giữ nổi quá khứ của bạn, cho bạn. Thế nhưng quá khứ lại không thuộc về bạn theo nghĩa là nó liên quan đến những con người khác. 

Đó là một loại quan hệ khốn khổ chật vật, người ta luôn luôn muốn thấy trước quá khứ mình tốt hơn những người đấy và mình khiến cho những người đó phải thấy mình ở đấy, thậm chí phải thích mình, phải thuộc về mình.

Bạn có một mối quan hệ quá khứ với một bạn A nào đấy, bạn muốn khi gặp lại, A thấy bạn lấp lánh. Làm sao bạn không muốn thế được? Với người mới có thể bạn chỉ muốn họ không để ý đến mình, họ coi trọng mình một chút, họ thấy mình là người tốt, họ thấy mình thông minh, thế là được. 

Nhưng với những người trong quá khứ, bạn lại muốn họ thấy bạn là cái gì đấy nổi bật, sáng rõ, bằng một giá trị, một cái gì đấy họ chưa từng phát hiện ra. 

Cảm giác đó chỉ xuất hiện trong khi người ta giao tiếp với nhau thường xuyên trong một gian phòng kín, trong một gian phòng nhỏ, trong một gian phòng bị đóng lại, trong một gian phòng một dạng văn phòng, một dạng trụ sở công sở.

Bạn sẽ còn gặp rất nhiều chuyện như thế, bạn gặp những con người, bạn muốn họ biết đến bạn, bạn muốn họ kết nối với bạn, bạn muốn họ hiểu về bạn. 

Ví dụ bạn có một nhân viên, nhân viên đấy rời chỗ bạn đi. Bạn muốn nhân viên đó mỗi lần gặp lại bạn phải biết bạn là ông chủ. Bạn nảy sinh tâm đấy ngày càng mạnh, bạn bắt đầu phát sinh một loại Tình. Loại Tình này càng lớn, bạn càng muốn chứng tỏ, bạn càng muốn kéo họ về, bạn càng muốn cho họ thấy, gặp lại họ bạn càng muốn chứng tỏ.

Nếu gặp phải một cậu đàn em chứ không phải một cô gái, một cô gái thì rất tệ rồi – một cô gái mà còn xinh xắn hợp nhãn bạn thì rất dễ khiến bạn phát sinh một thứ gần như tình yêu – nhưng nếu gặp một thằng đàn em cũ, bạn vẫn còn muốn ngồi uống rượu với thằng đàn em, ngồi nói chuyện với nhau, “Thế chú thấy chú dại chưa?”. 

Bạn phải chứng minh cho nó thấy con đường nó đi chẳng đến đâu cả, bạn phải chứng minh bạn mới là lựa chọn đúng. Bạn càng làm chuyện đấy tâm hồn bạn càng suy sụp xuống. Nhưng nó là một hiện tượng đô thị, nó không chấm dứt nổi một cách bình thường khi bạn phụ thuộc vào đô thị.

Hiện tượng đô thị ấy thế này: con người ta muốn chứng tỏ mình với quá khứ, chuyện nghe rất điên rồ. Nếu nghe nói bình thường, bạn thấy đúng là hão huyền, bạn chứng minh gì với quá khứ? 

Bạn có thể bảo là “Anh nhầm đấy, những người bạn đấy từng sống với em, họ có ý nghĩa với em. Khi em gặp lại những người đấy em muốn thấy ý nghĩa đấy”. Chỉ là nói dối thôi, bạn muốn chứng tỏ mình với họ. 

Điều đấy rất buồn cười, bởi vì khi gặp một người bình thường, bạn có thể rất vui vẻ chan hòa, tại sao bạn cứ muốn chứng tỏ, bạn cứ muốn họ phải thuộc về mình? 

Khi bạn gặp lại một người bạn gái cấp ba, họ có một chút nét xinh xắn, bạn rất muốn giữa bạn và họ xuất sinh một thứ tình cảm, tức là một động lực người ta không thể trốn tránh nổi, gặp lại những đồng nghiệp cũ, gặp lại những người cũ, gặp lại con người kia, bạn đều muốn họ biết bạn là còn tốt...

Tham khảo sách "Sự kiến tạo tâm cảm - Xung đột bất tận giữa đô thị và cộng đồng: Những nguồn gốc của tâm lí đô thị" 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147