Trang chủ Blog Nhân cách

Luôn Đề Cao Bản Thân, Luôn Cho Mình Là Đúng - Họ Đấy, Những Kẻ Tự Tôn

By: OopsyAdmin, 2020-01-07 15:28:48

Cẩn thận khi buông lời so sánh

Lời nói thật của kẻ tự tôn - "Hãy ban ơn cho tôi, hãy giúp tôi với"

Người tự tôn sống trong một trạng thái thường thấy là hoang mang về chính mình. Những người này luôn giằng xé giữa một đằng là phải trưng ra, phải tỏ cho người khác thấy mình, và một đằng chẳng rõ mình là ai, chẳng biết mình thuộc về đâu. Họ luôn đề cao bản thân đồng thời sợ đánh mất nó. Họ sợ mình bất ổn, không tốt, sợ mình thua kém, sợ mình bệnh tật, khổ đau…

PHÉP THỬ TÌM KIẾM NHỮNG NGƯỜI TỰ TÔN

Để xét xem một người có mắc bệnh “tự tôn” hay không, ta nên chủ động, ta thường phải đặt câu hỏi, đây là cách chúng ta khai thác thông tin

VÍ DỤ 1:

  • “Anh đánh giá gì về kinh tế Việt Nam?”

Nếu như người ta mở đầu bằng chuyện: “Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tiềm năng khá …,” họ bắt đầu sử dụng một phương pháp so sánh, vậy có thể kết luận người này là người tự tôn

Hễ bắt đầu sử dụng lối nói: Việt Nam thì có kinh doanh kiểu này…, Singapore kiểu này…, Indonesia kiểu này… và lí do Việt Nam vẫn đứng ở điểm đấy là… – thì người này hết sức tự tôn, bạn có thể nhờ vả họ. Điều mà họ nói về Việt Nam chẳng có nghĩa gì, điều họ đang muốn nói là: Tôi biết, còn cậu không biết, và chỉ có mình tôi mới thấy được sự chói sáng đấy thôi!

VÍ DỤ 2:

  • Hỏi một cậu trai trẻ, “Yêu đương thế nào rồi em?”

Khi nghe câu hỏi đó, cậu ấy đáng lẽ phải chú trọng vào trạng thái của mình, ý thức vào những gì mình có, đúng không? Thế nhưng, cậu ta bắt đầu chia sẻ là: “Em vừa đọc báo thấy một đôi vừa yêu nhau xong chia tay, em không bao giờ có chuyện chia tay kiểu ngu xuẩn như thế. Người ta thì yêu nhau vì tiền, còn em không bao giờ có chuyện đấy!

Bạn nhận ra chứ? Cậu ta so sánh mình với người khác. Thế thì cậu ta rất tự tôn, cậu ta cho rằng mình đã là tôn chủ trong mối quan hệ đấy. Tự tôn đích thực phải là loại người biết so sánh, loại người sử dụng so sánh như một nghệ thuật đời sống của mình

VÍ DỤ 3:

  • “Hai đứa kia đứa nào xinh hơn?”

Nếu cậu ta so sánh một hồi: “Em cảm thấy bạn này (thế này), bạn kia (thế kia)…,” chứng tỏ cậu ta đã sống sẵn trong phép so sánh

Có thể bạn sẽ thắc mắc, thật ra trong câu hỏi: “Hai đứa kia đứa nào xinh hơn?”, đã đưa người ta vào trạng thái so sánh rồi. Có đúng thế không? Có nhân tố đó

Khi được hỏi câu ấy, người ta sẽ hướng thẳng đến giá trị ngay trong mình mà đưa ra câu trả lời đứa này hoặc đứa kia xinh hơn. Còn cậu bạn này đích thực đang sử dụng so sánh như là một nghệ thuật nói. Kỳ thực, điều cậu ấy muốn trưng ra là: Tôi hiểu rõ giá trị của từng người

3 BƯỚC CHỮA LÀNH CHO NGƯỜI TỰ TÔN

Bạn thấy rồi đấy, có thể dễ dàng gặp những người tự tôn, cho rằng mình là nhất. Nếu Bậc thầy giao tiếp muốn giúp họ trừ bỏ tự tôn thì phải làm thế nào?

Hãy ban ơn cho họ! Phương pháp chữa lành bằng ban ơn cho người tự tôn gồm ba bước:

- Bước 1: Để người tự tôn giúp đỡ, ban ơn cho ta trước

- Bước 2: Ca ngợi sự ban ơn của người tự tôn

- Bước 3: Trao cho người tự tôn một ý nghĩa sống cao thượng khác

VÍ DỤ:

Giả sử, có một chị sếp rất tự tôn, luôn coi mình là nhất, vì thế chị ấy cũng dễ gây tổn thương cho người khác. Làm sao để giúp chị ấy thay đổi thói xấu đó đây?

1/

Trước tiên phải nhờ vả họ: Chị ơi, hướng dẫn em cái này với. Em không biết làm cái văn bản này thế nào! Đó là cách để trấn an họ: “Yên tâm đi, tôi không lấy mất vị trí tự tôn của chị đâu!”

Nhớ nhé, hãy hỏi han-nhờ vả để họ ban ơn cho bạn, họ dần dần sẽ dành tình cảm cho bạn. Thế giới ban ơn buộc phải có một sự có đi – có lại, phải giúp cho người ta ban ơn trước khi ta ban ơn cho họ

2/

Sau khi được ban ơn, cần nói cho người tự tôn biết cái ơn của họ ban cho mình lớn lao thế nào

Được chị sếp chỉ bảo, dạy dỗ, phải cảm động nói: “Nhờ có chị em mới biết đến điều này,” “Nhờ có chị, em mới có ngày hôm nay”…

Nhớ nhé, phải đáp lại sự ban ơn đấy bằng một thái độ cảm kích, tôn sùng. Có đề cao một cách thái quá, thì người tự tôn vẫn cứ tin, dù miệng họ chối đây đẩy. Thật ra, trong lòng kẻ tự tôn đó mừng vui, hắn muốn ban ơn

3/

Phải trao cho họ một ý nghĩa khác

Cách đơn giản, hãy “ban” cho người tự tôn một cuộc sống tốt hơn, ở trên cao – cuộc sống của cộng đồng hay Thần Thánh chẳng hạn.

- Chẳng hạn, gặp một ông Đại tướng rất tự tôn, có thể “xuýt xoa” với ông ấy: Cháu thấy bác cứ như Thánh ấy! Đúng là vị Thánh sống! Được hướng tới Thần Thánh, thế là tự nhiên ông ấy bắt đầu tin vào thế giới Thần Thánh. Một thời khắc nào đấy trong cuộc đời, ông ấy bắt đầu sẽ nảy sinh ý nghĩ: “Mình đúng là một vị Thánh đầu thai”, ông ấy sẽ bắt đầu tin vào Phật giáo

- Kể cả ban đầu người tự tôn vô thần, nhưng cứ hứa hẹn với họ: Cuộc sống của anh bây giờ nhiều điều bất an lắm! Nếu anh sống tốt hơn thì tương lai sẽ thay đổi, điều tốt lành sẽ đến, rồi anh sẽ có người mà mình yêu thương. Có một nơi tốt đẹp hơn đang chờ anh!

- Hứa hẹn một cuộc sống ở dưới cũng là một cách ban ơn cho người tự tôn: Ôi! Anh nghĩ thế làm gì! Ở đời ai chẳng chết đi, mình bao dung nó một chút. Việc gì phải nghĩ  nó thế, việc gì phải suốt ngày kiểu “mình là ai” như thế, mệt mỏi ra!

Khi đã vượt qua các phương thức nói dối thì bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, với những phương thức chữa lành tự do hơn, nhưng trước đó, hãy nhớ nhé: Căn bản để giúp đỡ một người tự tôn, phải cho họ ban ơn, rồi bắt đầu mới có thể ban ơn cho họ

[GHI NHỚ] LỜI NÓI THẬT XIN ĐƯỢC BAN ƠN

Đến bây giờ, chắc bạn đã hiểu tại sao phương pháp thay đổi dạng người tự tôn là ban ơn. Bởi vì điều thật mà người ta muốn nói là: “Hãy ban ơn cho tôi, hãy giúp tôi với”, họ cầu khẩn một ơn lành từ trên xuống cứu họ. Nhưng họ không nói ra được điều đấy, mà bị khúc xạ ra thành hiểu nhầm, và xuất hiện một trạng thái: Họ muốn ban ơn cho người khác

Nhưng cái “muốn ban ơn” này họ cũng không nhận ra rõ nữa thì họ bắt đầu khúc xạ thành tự tôn. Từ tự tôn khúc xạ bằng cách đề cao mình. Từ đề cao mình khúc xạ ra so sánh. Từ so sánh bắt đầu khúc xạ liên quan đến tất cả các tâm lí tự cao. Tất cả các tâm lí đề cao bản thân mình bắt đầu khúc xạ lên thành mã thực thi và mã hành động, rồi khúc xạ lên, cứ liên tiếp như thế.

Quá trình của Bậc thầy giao tiếp đối với người cần được ban ơn – người mà tiếng gọi sâu thẳm là “Tôi muốn được ban ơn” – là hãy giúp cho họ ban ơn trước, sau đấy ban ơn cho họ sau...

Lược trích sách: CÁI LƯỠI VÀNG VÀ GIỌNG NÓI KIM CƯƠNG - OOPSY

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147