Trang chủ Blog Nhân cách

Tính cách của bạn có thiên hướng là người Phương Đông hay Phương Tây, hướng nội hay hướng ngoại?

By: OopsyAdmin, 2018-08-11 08:45:01

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết từ ngại ngùng trong Tiếng Anh có thể là shy, hay ashamed... Nhưng bạn biết không, có một từ mới đích thực mang nét nghĩa gần nhất và giống nhất với từ ngại ngùng, đó là defensive – phòng thủ. Hay nói cách khác, với người phương Đông, đó có nghĩa là ngại ngùng, ngại ngần, nhưng trong con mắt của người phương Tây, đó chính là phòng thủ. Vì sao ư?

Giả dụ như có ai đó nhìn bạn:

1. Phản ứng của người phương Tây sẽ là: Họ nhìn cái gì ấy nhỉ? Sao họ cứ nhìn mãi vậy?

2. Còn người phương Đông chúng ta thì sao? Chúng ta sẽ ngay lập tức cảm thấy “chột dạ”: Chết rồi, hình như mặt mình có cái gì đấy, ngại quá, phải ra soi gương ngay thôi.

Bạn thấy đấy, cùng một tình huống, cùng một cảm xúc, nhưng cách hành xử có vẻ hoàn toàn trái ngược nhau.

Tính cách của bạn có thiên hướng là người PHƯƠNG ĐÔNG hay PHƯƠNG TÂY, HƯỚNG NỘI hay HƯỚNG NGOẠI?

Hai cách hành xử của phương Tây và phương Đông như vậy, một đằng hướng ra bên ngoài, ta gọi là hướng ngoại, một đằng hướng vào bên trong, ta gọi là hướng nội. Có thể hiểu một cách căn bản như vậy. Hai loại này cũng tương ứng với hai loại người khác nhau, một loại người hướng ngoại và loại còn lại là hướng nội. 

Đến lúc này bạn quen rồi chứ? Đó cũng là lí do mà một bên gọi là ngượng ngùng, bên kia là phòng thủ. Chúng ta chưa thấy quen, còn cảm thấy “ngại ngần” với điều đó bởi chúng ta đa phần hướng theo lối tư duy phương Đông – hướng nội. (Bạn thấy đấy, đến cả từ và cách dùng từ thôi cũng làm chúng ta cảm thấy ngại ngần khi tiếp xúc).

Tuy nhiên, chúng ta vẫn hay lẫn lộn giữa việc hướng nội, hướng ngoại, giữa việc ngại ngùng và sự phòng thủ, giữa phương Đông và phương Tây.

Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Hãy cân bằng chúng, cân bằng hai điều tưởng như đối nhau chan chát, “tát” nhau lôm bốp này. Và để rồi cuối cùng bạn sẽ thấy, ngại ngùng cũng chính là phòng thủ, phòng thủ rủ ta đến với thế giới ngại ngùng.

Thực ra khái niệm “cân bằng” này hơi... "khó", nhưng bạn có thể hình dung dễ hơn qua một khái niệm trong cuốn Phất tay lung lay thế giới đó là thân thể người ta bộc lộ ra sao thì tính cách người ta như vậy!

Vậy từ giờ bạn hãy thử chú ý nhé:

1. Một người khi nói chuyện và đi lại tay của họ vung rất mạnh, thì họ có thiên hướng là người vọng động hướng ra bên ngoài.

2. Còn một người mà hay tay họ ép sát vào thân thì lại có xu hướng hướng nội dễ bế tắc. 

Trong riêng điểm nhỏ này thì trạng thái cân bằng của thân thể là nên để tay ở góc 30 độ và sử dụng điều hòa, điều đó cũng giúp bạn cân bằng lại hai yếu tố này trong tính cách, lí trí và tâm cảm, hướng nội và hướng ngoại.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147