Trang chủ Blog Sống khỏe

Làm gì khi những người bạn yêu thương cảm thấy chán đời?

By: OopsyAdmin, 2019-03-16 12:44:16

Khi một người mà bạn quan tâm rơi vào chứng chán đời, chúng ta có thể cảm thấy bối rối trong việc giúp đỡ họ. Hơn nữa điểm nghiêm trọng của chứng bệnh này là họ thường có động lực muốn tốt lên rất thấp. Chúng ta có thể sáng tạo và khuyến khích hành động giúp họ bước qua những lo lắng hay bận tâm hằng ngày. Tự bản thân họ có thể không bao giờ chủ động làm điều đó nhưng với sự đồng hành của chúng ta sẽ tạo nên sự khác biệt. Sau đây là những cách bạn có thể giúp những người mình yêu thương chiến đấu và vượt qua chứng chán nản, mệt mỏi...

chán nản

Cách đầu tiên là “lập kế hoạch”.

Nghĩ về những điều người đó thích làm và lập một kế hoạch để làm những điều đó. Nếu bạn chờ đợi để có động lực để làm điều gì đó, có thể bạn sẽ không làm điều đó. Trong lúc này, có thể nói rằng họ không cảm thấy muốn làm gì, nhưng nếu nó được lên lịch và đã được thảo luận trước thời hạn, điều đó có thể giúp họ vượt qua rào cản.

Lập kế hoạch cũng tạo ra một số trách nhiệm giải trình về phần việc của họ để thực hiện theo", điều này có thể là một sự củng cố tích cực. Và nhớ đừng quên đưa ra những lời động viên tích cực khi họ tiến hành các bước trong kế hoạch. 

Tập thể dục cùng nhau.

Theo một nghiên cứu của Tạp chí Y khoa Dự phòng Hoa Kỳ, một nghiên cứu rất phong phú trong thế kỷ vừa qua đã tìm ra "bằng chứng đầy hứa hẹn rằng bất cứ mức độ hoạt động thể lực nào, bao gồm cả mức thấp, có thể ngăn ngừa trầm cảm trong tương lai". Các cá nhân chán đời thường không có động lực để tự tập thể dục, vì vậy hãy lên kế hoạch cùng nhau. Những hoạt động thể chất này không chỉ giúp họ giảm áp lực, mà ý thức trách nhiệm trong việc đi cùng bạn còn giúp họ xây dựng lòng tự trọng 

Đi bộ.

Trải nghiệm thiên nhiên có thể đem đến cảm giác thay đổi môi trường. Những người bị trầm cảm thường không muốn ra ngoài công chúng, nhưng một trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên có thể giúp họ tĩnh lại. Bởi những người trầm cảm bề ngoài có thể khép kín và im lặng nhưng trong lòng họ là cả một bể sóng gió.

Các nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy rằng Shinrin-yoku ("tắm rừng") làm giảm nồng độ của hoóc môn căng thẳng cortisol và làm giảm nhịp tim và huyết áp. Một nghiên cứu khác ở California cho thấy những người đi bộ nơi thiên nhiên có khả năng hồi phục khỏi những mẫu suy nghĩ tiêu cực (những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại) cao hơn những người đi bộ trong thành phố. 

Chia sẻ một bữa ăn. Những người chán nản thường thích ăn quá nhiều đồ ăn vặt và có thể không muốn đi ra ngoài một nhà hàng, vì vậy hãy nấu một bữa cơm chung với nhau. Ramsey, đồng tác giả của cuốn “Chế độ ăn hạnh phúc” và những cuốn sách khác khám phá dinh dưỡng và sức khỏe tâm thần, nói: “Họ ăn thức ăn lành mạnh và có được sự thỏa mãn khi ăn rau. Hãy giúp bạn bè hoặc thành viên trong gia đình của bạn đưa ra quyết định lành mạnh về những gì ăn và có được lợi ích từ hành động tích cực đó” 

Tạo ra âm nhạc.

Âm nhạc mang tích biến đổi đáng ngạc nhiên. Khi bạn thấy nặng nề, bạn có thể tìm một dụng cụ âm nhạc – bạn không cần là một nhạc sĩ hay biết chơi, tìm và bấm các nốt nhạc trên một cây đàn có thể giúp nâng tinh thần của bạn lên theo một cách rất kì diệu và giúp bạn giảm đi sự mệt mỏi.

Tạo ra những hành động quả quyết.

Những người chán đời thường phải vật lộn để kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực. Nó giống như là nghe một cuộn băng bới những lời tiêu cực chạy trong đầu bạn. Vì vậy đào tạo lại trí não bằng những suy nghĩ tích cực là rất quan trọng. Nó cần thời gian, nhưng với những người chán đời, họ cần tạo ra một cuộn băng mới. Hãy cùng họ viết ra những lời quả quyết về bản thân mình hay thu âm lại vào điện thoại và nghe lại sau đó. Những lời đó có thể như nếu họ cảm thấy dằn vặt và chán nản vì không thể tự tin hãy giúp họ ghi ra hoặc thu âm rằng “tự tin là lựa chọn, tôi tự tin”.

Lời này nên được nói lặp lại trong ngày như để luôn luôn nhắc nhở bản thân. Và nhớ đừng quên đồng sự với họ trong việc này tuy nhiên chúng ta cũng nên tránh tạo thêm áp lực cho họ khi liên tục nhắc hay ép họ làm việc đó. Hãy giúp họ nhận thức được sự tự nguyện trong hành động của mình.

Gửi những tin nhắn tích cực.

Lập kế hoạch gửi những tin nhắn hàng ngày hay vài lần một ngày cho họ với những dòng tích cực. Nói với họ bạn cảm thấy thế nào về họ, rằng họ được yêu thương. Và gửi những lời nhắc nhở về trách nhiệm theo một cách nhẹ nhàng như “Bạn yêu quí, bạn có ăn uống đầy đủ hôm nay không?” hay “Bạn yêu quí, tôi đang rất mong đợi đến ngày hẹn cùng nấu ăn với bạn.”

Đó là những điều thường nhật nhưng đầy sức mạnh. Hãy giữ chúng thật giản đơn. 
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147