Trang chủ Blog Sống khỏe

Nghe Nhạc Khi Học Tập, Làm Việc Có Giúp Chúng Ta Tập Trung và Thông Minh Hơn Không?

By: OopsyAdmin, 2019-09-10 15:48:53

ÂM NHẠC VÀ TRÍ THÔNG MINH

Bạn nghe đến Hiệu ứng Mozzart – Mozart Effect bao giờ chưa?

Nhắc đến Mozart – thiên tài âm nhạc người Áo và hiệu ứng này, nhiều người nói ngay là “À, nghe nhạc Mozart sẽ thông minh hơn.” Nhiều người nghĩ vậy lắm. Chẳng thế mà nhiều bà mẹ mang thai cho con nghe nhạc cổ điển từ lúc trong bụng mẹ. Họ đều cho rằng nghe nhạc Mozart và thông minh là 1.

Có thật thế không? Hãy cùng đến với một thí nghiệm sau.

Các nhà nghiên cứu cho 3 nhóm học sinh làm bài test IQ.

  • Nhóm 1 được nghe nhạc Mozart, rồi làm bài

  • Nhóm 2 nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, rồi làm bài

  • Nhóm 3 không nghe gì cả mà làm bài luôn.

Kết quả cho thấy, những học sinh thuộc nhóm 1 – làm bài sau khi được nghe nhạc Mozart có điểm số nhỉnh hơn một chút so với các học sinh thuộc hai nhóm còn lại. Và nhiều người kết luận rằng, “À, nghe nhạc Mozart tăng chỉ số IQ.”

Sự thật là gì?

Tác dụng của nhạc Mozart đối với trí não con người chỉ có tác dụng trong thời gian rất ngắn, khoảng 10-15 phút, sau đó trở lại bình thường. Nếu học sinh nghe nhạc và làm bài lúc này thì trí óc tỉnh táo hơn bình thường, điểm số có khả năng cao hơn. Nhưng họ chỉ sáng suốt trong khoảng thời gian ngắn ấy thôi, còn sau đó trí não trở lại bình thường.

Vậy thì, phải chăng kết luận là nghe nhạc Mozart để thông minh hơn là quá vội vàng?

Tiếp theo, hãy nói một chút về bài test IQ. Bài test này hướng đến mục tiêu đánh giá khả năng phân tích, toán IQ và xử lí hình ảnh, trí nhớ, tốc độ xử lí thông tin của một người. Có người đạt điểm cao ở khả năng này, có người đạt điểm cao ở khả năng khác, phụ thuộc vào việc đâu là điểm nổi trội của họ. Những học sinh ở nhóm 1 trong thí nghiệm trên có điểm số IQ cao không phải với toàn bộ bài test, mà chỉ ở một khả năng nhỏ nào đó. Bởi vậy, ta có thể nói rằng, nhạc Mozart chỉ tác động tới khả năng nổi bật nào đó của một người trong thời gian ngắn.  

Cũng giống như âm thanh rất tinh thuần giúp người ta an thần, thư giãn, thì nhạc Mozart cũng có phần như vậy. Loại âm nhạc này quả thật giúp trí não chúng ta trong một khoảng thời gian hay không gian nhất định. Nhưng điều đó không phải tất cả, và không phải yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của con người. Có chăng, nó chỉ là một liều thuốc nhỏ giúp não con người thoát khỏi những gánh nặng đời sống ở một khoảng thời gian nhất định. Khi thoát khỏi gánh nặng đời sống, tâm trí người ta được thả lỏng, họ trở nên sáng suốt hơn, giải quyết được các vấn đề theo hướng trí tuệ hơn.

Nếu muốn kéo dài tình trạng sáng suốt của trí óc, người ta nên thay đổi lối sống, tư duy để có sự cải thiện toàn diện, thay vì phụ thuộc vào duy nhất một liệu pháp – nghe nhạc.

ÂM NHẠC VÀ SỰ TẬP TRUNG

Âm nhạc có giúp chúng ta tập trung học tập và làm việc hơn không?

Hãy đến với một thí nghiệm khác. Thử thách lần này của những người tham gia thí nghiệm là học từ mới. Họ chia làm hai nhóm. Nhóm nghe nhạc cổ điển trong lúc học, và nhóm chỉ học mà không nghe nhạc. Sau đó, họ cho học sinh làm bài test và kiểm tra lại 1 tuần sau đó. Kết quả là, học sinh nghe nhạc dường như có thể hiện tốt hơn so với những học sinh không nghe nhạc.

Nhưng tác giả của nghiên cứ đó cho rằng, không phải tất cả những người tham gia thu được lợi ích ở cùng một mức độ, từ việc nghe nhạc trong quá trình học. Tức là thế nào? Có sự chênh lệch về điểm số trong cùng một nhóm những người nghe nhạc. Có người nghe nhạc được 10 điểm, có người chỉ 5-6 điểm thôi. Và vì thế, thật khó để kết luận ngay rằng âm nhạc giúp tất cả mọi người học tập hay làm việc tốt hơn. Nó còn phụ thuộc rất nhiều yêu tố. Vì thế, các nhà nghiên cứu tiếp tục đào sâu vấn đề này. Họ đặt ra một câu hỏi là:

Âm nhạc ảnh hưởng thế nào đến chúng ta trong các công việc cụ thể? Nó cản trở hay trợ giúp chúng ta?

Và họ tiến hành một nghiên cứu khác. Họ cho những người tham gia làm các bài tập khác nhau. Bài tập về verbal reasoning (khả năng ngôn ngữ giao tiếp) và abstract perceptual reasoning (liên quan đến tư duy logic). Cũng như các thí nghiệm trước, người tham gia được cho nghe nhạc, và không nghe nhạc, chia làm 4 nhóm thế này:

  • Nhóm 1: Verbal reasoning và nghe nhạc

  • Nhóm 2: Verbal reasoning và không nghe nhạc

  • Nhóm 3: Abstract perceptual reasoning và nghe nhạc

  • Nhóm 4: Abstract perceptual reasoning và không nghe nhạc

Kết quả là:

Verbal reasoning (khả năng ngôn ngữ, giao tiếp)

Nghe nhạc

Không nghe nhạc

Tốt hơn

Với abstract perceptual reasoning thì việc nghe nhạc làm họ bị xao nhãng một chút. Điều này có lí bởi vì các bài tập ở abtract perceptual reasoning phức tạp hơn, đòi hỏi chúng ta làm việc với các con số, suy nghĩ nhiều hơn. Có lẽ, lúc rất cần tập trung cao độ, người ta thường không thích âm thanh cho lắm.

Hiệu quả làm việc phụ thuộc vào tính chất công việc của người ta phức tạp đến đâu, chứ không phải là âm nhạc. Người hay lo lắng, bất an thì họ vẫn cảm thấy như vậy dù có âm nhạc hay không. Đó là vấn đề ở nội tâm họ, chứ không phải âm nhạc. Đó là khi tâm lí người ta đã quá nặng nề để có thể cảm thấy nhẹ lòng bởi bất cứ chất xúc tác nào. (Trừ phi có một loại âm thanh ngân nga nào đó có tác dụng trị liệu sẽ giúp cho họ, và đó là một câu chuyện khác mà chúng ta sẽ bàn đến sau.)

KHÁM PHÁ TRÍ THÔNG MINH VÀ SỰ TẬP TRUNG BẰNG ĐÔI TAI

Chúng ta đã đi qua vài thí nghiệm. dù các thí nghiệm này không thật sự chứng minh được tác dụng tuyệt đối tốt của âm nhạc, vì còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố. Nhưng dù ít hay nhiều, âm thanh quả thật có tác động đến cuộc sống của chúng ta, cách chúng ta tiếp nhận và cảm nhận thế giới xung quanh. Đến đây, thay vì đặt ra câu hỏi:

Âm nhạc có giúp chúng ta học tập và làm việc tốt hơn không? Nó có tác dụng kì diệu đến như vậy không?

Hãy đặt một câu hỏi khác:

Nếu quả thật âm nhạc có tác dụng giúp con người ta học tập và làm việc, thì làm thế nào để tăng cường điều đó?

Nhắc đến âm nhạc, không thể không nhắc đến đôi tai.

Rốt cuộc thì, sự tập trung của bạn không phụ thuộc vào loại nhạc bạn sẽ nghe, công việc của bạn có tính chất thế nào, thời gian, không gian. Vấn đề nằm ở đôi tai của bạn.

Chính đôi tai và cấu trúc của nó cho phép chúng ta tiếp nhận âm thanh như thế nào. Vì thế, tác động đến mọi công việc chúng ta làm và cách chúng ta sống.

Con người có thể nghe được hay không, chịu ảnh hưởng của cuộc đời đến mức nào, rất liên quan đến TAI

Đôi tai rất quan trọng, và nếu không làm chủ những năng lực của đôi tai, nếu không mài bén nó thì chúng ta thường xuyên lẫn lộn

Nói sâu hơn một chút thế này. Một người có sức khỏe không tốt cho lắm thường sẽ thích âm thanh. Họ thích đến nơi đông người, thích nghe nhạc, thích tiếng ồn. Vì sóng âm làm cho hệ thần kinh bị tê liệt tạm thời, nó làm thân thể người ta bớt đau đớn do sự kiểm soát quá mạnh mẽ từ hệ thần kinh. Đó cũng là lí do âm nhạc có tác dụng giảm đau hay giảm stress với nhiều người.

Nhưng cũng có những người lại ghét âm thanh, ghét chỗ đông người, thậm chí chẳng mấy khi nghe nhạc. Theo các nhà tâm lí học, những người này thường có vấn đề rối loạn nào đó trong tâm lí, giữa vấn đề bên trong và bên ngoài. Không thể nói là họ không làm việc tốt, nhưng họ tập trung tốt hơn khi không có tiếng ồn.

Tai gắn liền với Thân Tâm Trí, hãy nhớ kĩ điều này. Nó gắn liền với dịch não, gắn liền với cường độ máu trong tim, gắn liền với dịch phổi, gắn liền với tất cả những hệ hormone, enzyme khác trong cơ thể.

Muốn tập trung làm việc mà không bị những thứ khác tác động, hãy rèn luyện ĐÔI TAI.

Muốn có trái tim và khối óc nghe được mọi âm thanh, hiểu được mọi lời nói, hãy dùng ĐÔI TAI

Muốn lắng nghe được bí mật sâu thẳm trong thân thể, trái tim, và khối óc mình, hãy hỏi ĐÔI TAI

Và đây là món quà dành cho bạn, khám phá bí mật của đôi tai, để loại bỏ tác nhân gây xao nhãng trong mọi việc và tập trung cao độ:

TAI TO NGHE CHÍN HƯỚNG BIẾT CHUYỆN CỦA MƯỜI PHƯƠNG

Bài viết: OOPSY Team.

Nguồn tham khảo: http://www.learningscientists.org/blog/2016/11/10-1


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147