Trang chủ Blog Sống khỏe

Nhận diện cơn nghiện facebook và những bí mật tâm lí bạn chưa biết

By: OopsyAdmin, 2018-07-30 03:36:33

Nếu ví facebook như một cô gái hay chàng trai, thì độ thu hút của cô nàng hay cậu chàng mang tên Facebook ở mức độ nào?

Đây là chia sẻ của một facebook user: “Mỗi khi buộc log in vào facebook để tìm kiếm thứ tôi cần tìm, thì lại có thấy notification mới. Cho dù đã cố gắng tập trung và biết mình cần làm gì khi lên facebook, thì không tài nào ngừng tay mình click vào bảng notifications báo posts mới để xem có ai post, comments hay tin tức gì mới hay không. Cứ như thể tôi bị hút vào đó lập tức và quên hẳn việc chính mình cần làm.”

Hẳn facebook chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim hay trí não của người dùng. Nó có hiệu ứng thu hút gần như lập tức khiến chủ tài khoản không sao rời mắt khỏi.

nhận diện cơn nghiện facebook

Nếu bạn cho rằng, đây chỉ là tình cờ thôi, và rằng người dùng ấy đang xao lãng tâm trí. Vậy thì xin thưa rằng, chẳng có gì là tình cờ cả, và điều gì cũng có tâm lí đứng sau nó. Ngay cả việc này cũng vậy. 

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tại sao chúng ta, người dùng lại không ngừng “dính mắt” vào facebook đến như vậy.

Các nhà nghiên cứu vừa khám phá về xu hướng sử dụng facebook với các hành động phổ biến liên quan đến facebook như: like, comment, và thậm chí là ẩn nick (invisible). Tìm hiểu tâm lí nào đứng đằng sau nó.

Vì sao chúng ta “yêu” facebook đến thế? 

Vì facebook chạm đến một khu vực gọi là hệ thần kinh tưởng thưởng (brain reward center hoặc brain pleasure center). Hệ thần kinh này chuyên phụ trách cảm xúc, sự thích thú của con người. (Cứ gọi là “khu vực phụ trách sung sướng trong não” cho dễ nhớ!) Nếu chưa hiểu, hãy liên tưởng lại cảm giác thích thú và vui sướng ấy khi bạn ăn thứ mình thích, có thêm tiền, hôn, làm tình, hay được khen ngợi, v.v. Những cảm giác vui sướng, mãn nguyện, lâng lâng, v.v. là kết quả của hệ thần kinh tưởng thưởng khi được kích hoạt. Bạn hơi hơi hiểu chứ? 

Và khi một người lên facebook, họ cũng có cảm giác lâng lâng, mãn nguyện như vậy đấy! Tức là, khi bạn lên facebook, thì khu vực phụ trách sự vui sướng trong não bạn sẽ “nháy” lên một cái. Nếu khu vực đó biết nói, ta có thể dịch ra là: “A, được lên facebook rồi! Hạnh phúc quá đi!” Càng sử dụng facebook nhiều, thì hệ thần kinh tưởng thưởng càng được kích hoạt để báo hiệu rằng, bạn đang rất sướng, và luôn muốn tiếp tục vào facebook nữa.

Nhưng cũng giống như cái máy hoạt động nhiều quá sẽ đến lúc suy tàn và hỏng hóc, thì hệ thần kinh tưởng thưởng nếu bị kích hoạt liên tục, và “nháy” quá nhiều, thì nó cũng không còn ổn tốt nữa đâu. Cái không ổn tốt đó biến thành thứ mà bạn rất quen, gọi là “nghiện.” Đúng thế! Nghiện ăn, nghiện kiếm tiền, nghiện xem phim, nghiện tình dục, và đương nhiên, có cả: NGHIỆN FACEBOOK. Mỗi khi một người được log in vào facebook, thì có một dòng cảm xúc nho nhỏ chạy trong người ấy, thứ xúc cảm này được ví như sự sung sướng như khi ta làm học được điều mới, hoặc được trúng tuyển vào một dự án, công việc quan trọng. Cảm giác khi “được” vào facebook rất là Yomost nhỉ?!

Điều gì quá đáng quá cũng là không tốt, đương nhiên là thế, thì để khu vực phụ trách sung sướng trong não hoạt động quá nhiều cũng thế thôi. Nếu sa đà vào facebook quá nhiều, chúng sẽ biến tướng sự vui thích đó thành cái gọi là “nghiện”. MÀ nghiện thì, bạn biết đấy, thật khó thoát ra!

Vì sao cứ bấm “like” hoài chẳng chán? 

Một trong số những công cụ phổ biến, được ưa dùng, và dễ dùng nhất là hiệu ứng “like” trên facebook. 
Theo trung tâm nghiên cứu Pew Research center, khi họ khảo sát hàng nghìn người Mĩ về cuộc sống với cuộc sống truyền thông xã hội của họ, và tìm ra rằng: 44% facebook users dùng like ít nhất 1 lần 1 ngày trên post của bạn bè mình, còn 29% trong số đó thì like nhiều lần một ngày. 
Có bí mật nào đứng đằng sau việc chúng ta like, dislike dòng status nào đấy, posts, ảnh, v.v. Is there a method liking? Dưới đây là một vài lí do vì sao chúng ta thích like?

1. Nhanh và tiện. Đỡ cần nói gì nhiều, chỉ cần like là xong. Một đời sống chớp nhoáng, chỉ cần click, mà chẳng biết có thật sự thích thứ mình vừa like hay không. 

2. Chứng tỏ rằng “tôi có mặt” và quan tâm đến bạn. Một dạng tâm lí cầu tình chăng? 

3. Đồng cảm với người post. 

4. Like thì sẽ nhận lại like cho mình. Tâm lí mong ngóng, muốn được hồi đáp, ám ảnh về số lượng like trên bài viết. Coi số lượng like để đo xem thiên hạ quan tâm mình đến đâu.

Ai là người thích comment? 

1. Ít nói đời thực nhưng tía lia trên mạng. Nhiều người có thể không dám làm nói nhiều hay bày tỏ ý kiến ngoài đời thực, nhưng lại rất hay làm thế khi ở thế giới ảo. Thế giới ảo như một căn phòng mà nơi đó họ có thể tha hồ nói mà không sợ bị người khác phát hiện ra.

2. Người thích bày tỏ quan điểm, cái tôi của mình. Đây là người có tính cách thường khá thẳng thắn, muốn được chú ý, được lãnh đạo, người này dễ đi gây chiến dù chưa rõ đúng sai.

3. Người cầu tình, kích động, tạo hưng phấn khi tương tác với người khác, mong có ngày họ hồi đáp mình. Những người này chắc thù dai nhớ lâu.

4. Người không dám comment. Họ thường chỉ like nếu thích.Có tâm lí lo sợ, họ ngại nêu ra ý kiến, đặc biệt là bởi vì họ ngại có ai đó đọc được và đánh giá dòng comment đó của họ. Có thể, để comment một điều gì đó, họ sẽ đọc đi đọc lại lời mình vừa viết, vừa mong chờ người khác like/đưa ra feedback, vừa thất vọng nếu không thấy cú like/feedback nào, cũng lại vừa lo lắng nếu có ai đó phản bác ý kiến của họ. 

Còn một bí mật khác, là người comment thường có vỏ bọc của người tích cực nhiệt tình, nhưng bên trong có thể không hẳn là như thế. Một tâm trạng bất an, thích can dự chuyện người khác, dễ nghĩ xấu chăng? 

Vì sao thích làm “anh hùng núp?” (kiểu người thích để ẩn nick) 

1. Muốn bảo mật, không muốn bị làm phiền, không muốn bị ai phát hiện ra, chat chit linh tinh.

2. Chờ đợi sự quan tâm của người khác. Tâm lí của người này là, khi mình ẩn đi một thời gian dài thì liệu có ai nhớ đến họ hay không. Sự ẩn danh, vắng bóng trên facebook đôi khi khiến họ tự tạo ra ảo tưởng cho mình rằng: “Mình là người quan trọng, đặc biệt, vắng bóng một thời gian rồi quay lại. Sự trở lại sau một thời gian dài vắng bóng chứng tỏ cho tầm quan trọng của họ, nhất lại khi có ai đó vào hỏi thăm “dạo này đi đâu mà vắng mặt thế.” Đây là một chủng tâm lí rất khó để diễn giải ra thành lời. Nhưng quả thực là có hiện tượng đó.  

Nhiều người làm ngược lại những gì chúng ta muốn. Muốn được quan tâm và thu hút sự chú ý bằng cách “bỏ bẵng đi”, tỏ vẻ ta đây không quan tâm, hay bơ đi, nhưng thật ra lại rất quan tâm và day dứt.

3. Vì cô đơn. Họ có sự xa cách nhất định với thế giới xung quanh, và muốn được riêng tư. Họ lên facebook để làm việc của họ, nên đơn giản là sẽ ẩn nick. 

Nguồn tham khảo: businessinsider, Humanity.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147