Trang chủ Blog Sống khỏe

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm qua test tâm lí nhanh

By: OopsyAdmin, 2018-08-22 09:12:02

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 về gánh nặng bệnh lý toàn cầu, sau bệnh lý về tim mạch.

Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% người mắc trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam.

Hãy tỉnh táo nhận biết dấu hiệu của bệnh trầm cảm qua test tâm lí nhanh sau đây bạn nhé! 

Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc với bạn. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn.

Test tâm lí


Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.


Một trong những lời nói dối mà những người mắc bệnh trầm cảm hay nói nhất đó là họ luôn bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân. Vì vậy, họ càng không dám "làm phiền" những người xung quanh.


Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại "ăn như chưa bao giờ được ăn". Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn - chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.

test tâm lí


Vì luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng nên người mắc bệnh trầm cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh. Gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.

Test tâm lí


Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần. Biểu hiện của trầm cảm đi liền với các cơn hoảng loạn, suy nghĩ lung tung, bị ám ảnh xã hội. Đầu óc của những người mắc chứng trầm cảm thường "trống rỗng", khó tập trung, do dự, không muốn quyết định bất cứ điều gì.


Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân.


Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.


Vì ở trạng thái quá mệt mỏi nên bạn dường như không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Phần cảm xúc ở những người trầm cảm thường xuyên bị tê liệt, họ thấy trống rống và vô cảm với mọi thứ xung quanh.


Những người mắc chứng trầm cảm không cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Dù cho đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn... với họ, tất cả chỉ "nhạt như nước ốc".


Với những người này, đôi khi họ cảm thấy mình thật ích kỉ, vô ơn, luôn gặp thất bại và chỉ gây phiền nhiễu với người xung quanh mà thôi. Chính bởi cảm giác tội lỗi này mà họ luôn tìm đến với suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi vấn đề một cách bi quan, không đúng sự thật.


Giấc mơ của người trầm cảm thì kì cục lắm. Trong khi giấc mơ của người thường thì chỉ là phản ánh những nguyện vọng ban ngày thôi.


Việc phải đối mặt với chính mình, nhìn những hình ảnh nhàm chán đến phát ngán mỗi ngày chỉ khiến những người mắc chứng trầm cảm suy sụp hơn. Do đó, họ luôn tránh nhìn vào gương hay nói cách khác, gương chính là kẻ thù "không đội trời chung" với họ.


Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này.


Không phải ai khi bị trầm cảm cũng đều gặp phải tất cả các triệu chứng trên. Một số người chỉ có một số triệu chứng, trong khi có những người khác có thể có nhiều triệu chứng phức tạp hơn. Ngoài tâm trạng chán nản kéo dài, cần có một số triệu chứng dai dằng và ảnh hướng nghiêm trọng đến Thân Tâm Trí mới có thể chẩn đoán một người mắc chứng trầm cảm lâm sàng hay không.

Tương tự như vậy, một số người lúc đầu có thể có triệu chứng nghiêm trọng, nhưng có thể chuyển biến tốt nhờ điều trị đúng lúc và tập luyện đúng cách. 

Đừng coi nhẹ hay tảng lờ những dấu hiệu trên, hãy mạnh mẽ đối diện với vấn đề đó và đừng ngần ngại mở rộng lòng mình để nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh.



- Cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi.
- Nên ra ngoài vận động, tham gia hoạt động tập thể, giao lưu với mọi người, tạo dựng những mối quan hệ.
- Cười thật nhiều: nụ cười sẽ làm cho bạn thoải mái và vui vẻ, cuộc sống trở nên ý nghĩa, làm tiêu tan những lo lắng.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái: làm những gì mình thích: nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping, ngồi Thiền, tập Yoga,...
- Không coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, người thân.
- Khám bác sĩ chuyên khoa tâm lí, uống thuốc và theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm.

Nguồn tham khảo: BuzzFeed


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147