Trang chủ Blog Sống khỏe

Những điều cần biết về stress khi mang thai

By: OopsyAdmin, 2018-06-30 15:26:53

Stress trong thời kì mang thai gây ra những hậu quả như thế nào?

Có một bà mẹ trẻ ở Mĩ nói về thời kì mang thai của mình thế này: “Đứa trẻ sẽ cảm thấy mọi dấu hiệu căng thẳng – stress và cảm xúc của chúng ta khi mang bầu. Nếu chúng ta bị nặng nề vì stress, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chính con mình khi sinh ra. Và đáng lo ngại hơn, là sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con về sau này.” Vì thế, cô quyết giữ mình tích cực và thoát khỏi gánh nặng stress trong suốt thời gian thai kì. Cho dù bạn có thấy điều bà mẹ trẻ này nói là đúng hay không, thì cô ấy đang chạm đến một vấn đề ẩn sâu hơn, đấy là stress trong quá trình mang thai có thể gây nên hệ quả nhất định trong quá trình phát triển của trẻ về thể chất, tinh thần, trí thông minh khi lớn lên.

Tất nhiên, một đứa trẻ khỏe mạnh hay không không chỉ liên quan đến lượng stress mà bà mẹ có khi mang bầu, còn có nhiều tác động khác, nhưng hệ quả của stress trong thời kì này liên quan tới quá trình phát triển của trẻ trong suốt thời thơ ấu và thời kì trưởng thành. 

Stress khi mang thai

Bà bầu cần biết stress có thể truyền từ mẹ sang con.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu stress lên các bà mẹ ảnh hưởng đến cơ chế sinh lý của trẻ thế nào. Thử tưởng tượng, khi nghe tin mình mang bầu và sắp trở thành bà mẹ tương lai, bạn cảm thấy thế nào? Vui mừng chứ? (Tất nhiên rồi!) Sau đó là gì nữa nhỉ? 

- Một chút nỗi sợ, bất an lăn tăn trong lòng
- Làm thế nào không bị stress mà vẫn làm việc tốt?
- Nuôi một đứa trẻ chắc sẽ rất tốn kém. Chắc phải bàn bạc kĩ với chồng về chuyện này. 
- Mình chưa có kinh nghiệm dạy con
- Không biết đứa trẻ sinh ra có khỏe mạnh và sau này nó sẽ trở thành người thế nào nhỉ?
- Tác động đến sức khỏe của mẹ: khó ngủ, đau đầu, ăn không ngon, v.v.

Chớ tưởng những suy nghĩ này là nhỏ! Nếu nó lặp lại trong đầu óc bạn và khiến bạn không ngừng suy nghĩ về nó, thì những ý nghĩ này sẽ quay lại tấn công bạn, kích thích phản ứng stress trong cơ thể, và thân thể sẽ tiết ra hormone stress có tên là cortisol. Loại hormone này sẽ được truyền đến em bé thông qua nhau thai. Bạn biết đấy, độ cortisol trong cơ thể tăng cao đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả chúng ta kể cả khi không mang bầu hay không, thì một bào thai trong bụng mẹ sẽ không vì thế mà thoát khỏi điều này. 

Có thể những ai am hiểu về y học có thể nghĩ rằng “Ồ, không quá nghiêm trọng như vậy đâu, những lo lắng đó không nhằm nhò gì làm tổn hại đến em bé cả. Bởi vì, một phụ nữ khi mang bầu sẽ có cơ chế tự nhiên bên trong (rất phức tạp!) để bảo vệ bào thai, nên sẽ tạo ra phản ứng sinh lí với stress thấp hơn. Nhưng như bạn biết đấy, nếu tiết ra mức độ cortisol cực cao từ các cú sốc tâm lí đến từ người thân trong gia đình, công việc, xã hội đều có thể làm cho bộ máy phản ứng với căng thẳng của trẻ phát triển, và cuối cùng thay đổi độ nhạy cảm của chúng với stress.

Tức là, chúng sẽ dễ bị stress, hay thay đổi tâm trạng khi gặp một sự kiện chấn động nào đó sau này. Đây cũng là một nghiên cứu về các bà mẹ mang thai trong sự kiện 11/9/2001 (sự kiện Mĩ bị khủng bố), chỉ ra sự tác động rõ rệt về stress lên các bà mẹ trong quá trình này. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các bà mẹ mang thai trong giai đoạn này, phát triển bệnh PTSD (sang chấn tâm lí hậu chấn thương), sẽ sinh ra những đứa trẻ có mức độ cortisol biến động trong năm đầu đời hơn là những bà mẹ không bị đe dọa bởi PTSD.

Những đứa trẻ có bà mẹ bị stress này có những sự thay đổi về mức độ hormone và được thấy rõ ở những năm tháng đầu đời. Chúng có thể được sinh ra với tình trạng nhẹ cân, hệ quả làm trẻ thiếu chất, khó hấp thụ chất dinh dưỡng và tác động đến sư phát triển não bộ. Đặc biệt, còn làm chúng có xu hướng như thế này về tính khí trong những năm tháng đầu đời:

- Dễ phô trương hơn
- Khó tính
- Hay ngủ gật 

Đây là nghiên cứu tại Viện Khoa học Hành vi của Đại học Radboud, Hà Lan về đánh giá toàn diện mức căng thẳng cao trong tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào.

Những gì chia sẻ trên đây phần nào đã giúp chúng ta hiểu sttress có thể truyền dẫn từ mẹ sang con. Cũng qua đây chúng ta hoàn toàn có thể bai bai stress dựa vào chính cơ chế truyền dẫn đấy.
 
Tạm biệt stress khi mang thai

Nhiều bà mẹ thường lo lắng xem liệu con mình có được phát triển bình thường, khỏe mạnh và tươi vui không, nhưng lại thiếu để ý rằng một trong những điều tốt nhất và đơn giản nhất họ có thể làm được cho con mình, đó là hãy ngừng stress! Dưới đây là những chia sẻ nhằm giúp bạn "bai bai" stress:

Sống lành mạnh để hạnh phúc cho cả mẹ và con

Ăn và ngủ cần đúng và đủ. Ăn uống tác động đến cả thân thể lẫn tâm trí. Bởi vậy bạn cần ăn đúng giờ, ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe như trứng, sữa, rau quả theo mùa và các loại ngũ cốc. Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong một ngày, tránh ăn quá no trong một bữa. Sau những giờ làm việc căng thẳng, có thể nghỉ giữa hiệp bằng những bữa ăn nhẹ để cơ thể phục hồi và tiếp tục làm việc hiệu quả.

Không nên sử dụng hóa chất (như thuốc), đồ có cồn và các chất kích thích khác. Chỉ cần một giọt rượu có thể làm tổn thương các dòng chảy liền lạc trong bạn và hủy hoại trí nhớ mãi về sau và làm tăng tình trạng stess trong bạn.

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ, giúp bạn giảm stress. Nếu không ngủ đủ, riêng một cái ngáp là đủ để ta khó mà tiếp thu thêm thông tin gì. Hãy đảm bảo ngủ đủ khoảng bảy tiếng mỗi ngày và duy trì ngủ trưa trong khung giờ từ 12h30 đến 13h30. Việc duy trì một khung giờ ngủ cố định cũng rất quan trọng. Nếu ngủ lộn xộn thì đừng mong mình có một trí nhớ tuyệt hảo. Khi xác định được khung giờ ngủ hợp lí, hãy duy trì nó đều đặn. Nếu lỡ ngủ lệch giờ, hãy cố gắng ngủ đúng vào ngày hôm sau.

Việc bà mẹ rèn luyện được nếp sống có kỉ luật và khoa học sẽ tạo nền tảng cho việc phát triển tính cách của trẻ về sau. Khi bà bầu rèn luyện cũng chính là đang huấn luyện con mình. Giống như ông cha ta vẫn thường nói “dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Khi mang thai các bà mẹ làm tốt được gì thì sau này con của các bạn cũng sẽ làm tốt được điều đó. Người mẹ chính là người ươm mầm và thắp sáng cho tương lai của con mình. 

Dừng ôm đồm để dành sức khỏe.

Khi làm nhiều việc cùng một lúc con người luôn cảm thấy áp lực. Đặc biệt là với bà bầu. Khi đó các trạng thái lo lắng, chán nản buồn phiền, nói chung là những cảm xúc tiêu cực nhất lớn lên mạnh mẽ khiến chúng ta dễ nóng nảy cáu gắt, stress sẽ tăng lên. Bởi vậy các bà bầu nên bỏ qua những việc không cần thiết, nặng gánh. Nên biết cách phối hợp với người khác để nhờ họ giúp đỡ mình trong thời gian mang thai. Ví dụ nhờ chồng phụ giúp việc nhà như lau nhà, cùng vào bếp,... 

Ở cơ quan thì sắp xếp, lập kế hoạch hơp lý cho công việc, chuẩn bị kế hoạch bàn giao công việc cho đồng nghiệp khi sắp nghỉ sinh.
Giảm được căng thẳng trong công việc cũng góp phần giảm stress và giúp cho bà bầu có được sức khỏe tốt. Và đứa trẻ sinh ra chắc chắn cũng sẽ được khỏe mạnh. 

Rèn luyện thân thể và tinh thần góp phần giảm stress

Để có thân thể khỏe mạnh có thể chọn cho mình những bài tập như Thiền định, luyện Yoga, đi bộ hay đơn giản chỉ là duy trì những tư thế có lợi cho thân thể. Chia sẻ với bạn bè, người thân, chồng (Các bố tương lai hãy giúp vợ mình giữ tâm hồn thanh thản tươi vui nhé, quan trọng lắm đấy!)

Đến nơi có không gian thanh lành như Đền, Chùa hay những nơi thiên nhiên yên bình sẽ giúp tinh thần của bạn được thư thái, an nhiên. Đây cũng là cách giúp cho con bạn có một tâm hồn thuần khiết. Các liệu pháp này đều tác động vào thân thể và tinh thần của các bà mẹ nhằm góp phần vào việc đầy lùi stress. 

Vì bản thân bạn và vì những thiên thần bé nhỏ mà các bạn sẽ sinh ra, tôi tin các bà mẹ trẻ sẽ luôn nỗ lực hết mình để giảm stress trong thời kì mang thai.

Tham khảo: psychologytoday


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147