Trang chủ Blog Sống khỏe

Nỗi cô đơn và cô lập trong xã hội

By: OopsyAdmin, 2018-06-10 03:13:55

Khi ta cô đơn và tìm thấy bản thân ở trong trạng thái cô lập trong xã hội, thân thể, nếu có thể lên tiếng có lẽ sẽ nói với chúng ta rằng “Mạnh mẽ lên! Cảm giác cô độc này khiến phong độ và thời gian sống của tôi đi xuống. Tôi đang cùng bạn trải qua nỗi khổ này.”

Cô đơn có thể làm giảm sức khỏe bằng cách nâng cao hormone và chứng căng thẳng. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, viêm khớp, tiểu đường, chứng sa sút trí tuệ và thậm chí có những nỗ lực kết liễu sự sống. Ví như ở người già, khi họ cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô lập hoặc thiếu thốn tình cảm, khả năng hoạt động hàng ngày như tắm, chải chuốt và chuẩn bị bữa ăn sẽ giảm đi và số ca tử vong tăng lên.

Dhruv Khullar, bác sĩ và nhà nghiên cứu của Weil Cornell Medicine ở New York, chỉ ra tình trạng này như “Một đại dịch ngày càng gia tăng.” Có vẻ như số lượng người trên trái đất ngày một gia tăng không làm giảm đi nỗi cô đơn của chúng ta. Ngày càng nhiều người cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong xã hội.

Một thực tế thú vị rằng, dù về mặt rủi ro là giống nhau, nỗi cô đơn và cô lập trong xã hội không nhất thiết luôn đi cùng nhau. Sự cô lập trong xã hội ám chỉ việc các mối quan hệ tương tác của bạn giới hạn trong con số ít ỏi – nó giống như một thực trạng, trong khi đó nỗi cô đơn liên quan đến nhận thức chủ quan của chính bạn về cô độc – chỗ khác biệt giữa sự kì vọng của bạn vào các kết nối xã hội và mức độ thực tế có thể không được như vậy.

Nói cách khác, bạn có thể không gắn mình vào trong xã hội nhưng không cảm thấy cô đơn, đơn giản vì bạn chọn một sự tồn tại linh thiêng hơn. Tương tự như vậy, bạn có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi đang được bao quanh bởi rất nhiều người, đặc biệt nếu các mối quan hệ đó không thỏa mãn về mặt cảm xúc.

Trên thực tế, Dr. Carla Perissinotto và đồng nghiệp tại đại học California ở San Francisco nghiên cứu và chỉ ra rằng hầu hết những người cảm thấy cô đơn là những người đã lập gia đình, chung sống với những người khác và không mắc chứng trầm cảm lâm sàng.

Đã thế hay là ở vậy? Chà không kết hôn cũng có thể dẫn đến rủi ro đáng kế, nhưng không phải hôn nhân nào cũng hạnh phúc. Điều chúng ta cần có lẽ là sự cân nhắc về chất lượng các mối quan hệ, thay vì sự tồn tại hay số lượng của chúng.

Hóa ra những người trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi, lại là những người cảm thấy cô đơn nhất, khi mà họ, so với những người lớn tuổi hay người già, thường có các mỗi quan hệ xã hội rộng rãi hơn.

Nếu bạn cho rằng cơ thể là tài sản quí giá nhất mình có và cảm giác cô đơn hay cô lập khỏi xã hội đang hủy hoại cơ thể bạn, bạn có sẵn sàng hành động để thay đổi?

Cũng không ít các tổ chức hoặc các trung tâm đưa ra các chương trình giúp vượt qua nỗi cô đơn hay tình trạng cô lập trong xã hội, bao gồm việc tham gia các lớp học, nuôi động vật, làm tình nguyện... hay một chương trình ở Anh gọi là Befriending, ở đó sẽ có một người tình nguyện nói chuyện với một người thấy cô đơn. Nhưng các cách thức này thường có sự cải thiện khiêm tốn.

Như đã nói ở trên “nỗi cô đơn liên quan đến nhận thức chủ quan của chính bạn” và rằng chất lượng của mối quan hệ là vô cùng quan trọng, do đó để thoát khỏi tình trạng cô đơn chính là dựa vào nội lực lí trí của bạn. Khi cô đơn bạn có thể dễ ngã lòng và muốn gần gũi với một đối tượng bất kì.

Có lẽ cũng không ít người trong chúng ta trải qua một buổi đi chơi tưng bừng và khi trở về căn phòng của mình lại cảm thấy cô đơn hơn bao giờ. Lúc đó một bước lùi lại để suy ngẫm, tin tưởng vào sức mạnh lí trí của mình để tìm được những mối quan hệ chất lượng hay như những người lựa chọn sự sống thiên lương hơn, họ sẽ thoát khỏi những nỗi ám ảnh này.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147