Trang chủ Blog Sống khỏe

Tổng quan về hội chứng sợ

By: OopsyAdmin, 2018-09-17 02:31:36

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, hội chứng sợ là nỗi sợ vô lí và quá mức với một đối tượng hay hoàn cảnh. Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng sợ liên quan đến cảm giác nguy hiểm hoặc sợ bị tổn hại.

1. Dấu hiệu

Dấu hiệu của hội chứng sợ có thể xuất hiện qua sự tiếp xúc với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi, hoặc đôi khi đơn thuần qua suy nghĩ về đối tượng đó. Dấu hiệu điển hình gắn liền với hội chứng sợ bao gồm:
Chóng mặt, run, nhịp tim tăng
Khó thở
Buồn  nôn
Cảm giác mông lung
Sợ chết
Lo lắng với đối tượng gây sợ

Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể leo thang thành sự lo sợ tột độ. Như một hệ quả, nhiều người bắt đầu cô lập bản thân, dẫn đến những khó khăn nghiêm trọng với sinh hoạt hàng ngày và duy trì các mối quan hệ. Một số người có thể tìm đến chăm sóc y tế do không ngừng liên quan đến chứng hoang tưởng về bệnh hoặc cái chết cận kề. Các vấn đề tâm lí nặng nề ấy có thể làm cơ thể thực sự cũng bị thương tổn.

tâm lý, oopsy

2. Phân loại

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ chia hội chứng sợ thành 3 loại khác nhau:

Chứng sợ xã hội: Liên quan đến nỗi sợ các tình huống xã hội, bao gồm sự sợ hãi cùng cực và phổ biến trong các tình huống xã hội. Trong một số trường hợp, chứng sợ hãi này có thể tập trung vào kiểu tình huống xã hội đặc thù như nói trước đám đông. Trong trường hợp khác, người ta có thể sợ thực hiện bất kì công việc nào nếu ở trước mặt người khác vì nỗi sợ rằng bằng một cách nào đó sẽ bị bẽ mặt công khai.

Chứng sợ khoảng trống: Liên quan đến nỗi sợ mắc kẹt không thể thoát ra khỏi một địa điểm hay hoàn cảnh trong không gian đặc thù như không gian kín, không gian mở. Kết quả là, những người sợ hãi cố gắng tránh những hoàn cảnh như vậy. Trong một số trường hợp, chứng sợ hãi trở nên quá lớn và lấn át đến nỗi cá nhân đó thậm chí sợ rời khỏi nhà.

Chứng sợ cụ thể: Liên quan đến nỗi sợ đối tượng một đối tượng cụ thể. Chứng sợ hãi này thường rơi vào một trong bốn loại khác nhau: Tình huống, động vật, y tế, hoặc môi trường tự nhiên. Một vài ví dụ về đối tượng sợ hãi phổ biến trong số vô vàn đối tượng:

+ Tình huống: Đứng trên cầu, lái xe, đi máy bay

+ Động vật: Rắn, nhện, chuột, gián, chó

+ Y tế: Kim tiêm, máu, bác sĩ

+ Môi trường tự nhiên: Sét, bão, lốc xoáy, lở đất…

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Một trong những bước quan trọng nhất trong việc chẩn đoán hội chứng sợ là quyết định liệu các triệu chứng được giải thích tốt hơn bởi chứng rối loạn khác hay không. Hội chứng sợ có thể bắt nguồn từ những nỗi sợ riêng biệt mà người từng trải thừa nhận rằng không có lí trí.

Thực tế nếu tách rời rõ ràng hội chứng sợ với hội chứng rối loạn như rối loạn lo âu toàn thể (chứng tâm lý trong đó sự lo lắng ở trên diện rộng hơn), thì người mắc hội chứng sợ có khả năng xác định rõ ràng đối tượng hoặc tình huống  gây cho họ sự lo sợ.

Có thể nhận biết nỗi sợ vô lí xuất phát từ đâu, tách rời chứng rối loạn lo âu với chứng rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt. Những người mắc chứng rối loạn tâm thần thực sự tin rằng nỗi sợ dựa trên mối nguy hiểm thực tế, dù bản chất của mối nguy hiểm xem ra vô lí đối với người khác.

Mỗi loại của hội chứng sợ có tiêu chuẩn chẩn đoán đáng chú ý riêng. Tuy nhiên, chúng có một số điểm chung tương tự nhau gồm có:  

Hạn chế cuộc sống: Chứng sợ hãi không được chẩn đoán trừ khi nó tác động đáng kể tới đời sống người mắc theo cách nào đó. Cuộc sống đó không thể an lành nếu tình trạng sợ hãi chưa chấm dứt.
Trốn tránh: Một số người trải qua chẩn đoán lâm sàng có thể chịu đựng tình trạng sợ hãi. Tuy vậy, nỗ lực để trốn tránh tình trạng sợ hãi là tiêu chí quan trọng cho việc chẩn đoán chứng sợ hãi.
Lo xa: Những người mắc chứng sợ hãi có xu hướng chăm chú vào sự việc sắp diễn ra, có thể tưởng tượng đối tượng hoặc tình huống gây sợ. Sự nhạy cảm với các nguy cơ của người mắc cao bất thường.

4. Nguyên nhân

Trong khi các loại của hội chứng sợ gắn với các đối tượng hoặc tình huống gây sợ thường nằm ở không gian, nguyên nhân chủ yếu của hội chứng sợ lại có động lực ở thời gian. Không chỉ chứng sợ khoảng trống, chứng sợ xã hội và chứng sợ cụ thể có liên hệ mật thiết tới không gian xã hội hay không gian cụ thể nào đó. Còn nguyên nhân chứng lo sợ nói chung nằm trong chu trình diễn hoá của thời gian.

Điển hình cần nói đến sự ám ảnh bởi những tổn thương trong quá khứ. Tiếp đó, hiện tại, tương lai đều tiềm tàng sự bất ổn, vô định khiến chứng sợ hãi, lo lắng dễ dàng nảy sinh.

tâm lý, oopsy

Nguyên nhân cụ thể rất nhiều, mỗi loại của hội chứng sợ có những nguyên nhân khác nhau. Song có điểm chung xuất phát từ người mắc hội chứng sợ, đó là tâm lí mong cầu an nhàn, yên ổn, tránh tổn thương. Con người vốn như vậy, ai cũng có phần khiếm khuyết trong khi không phải ai cũng dũng cảm nhìn nhận, hoàn thiện bản thân.

Cuộc sống lại không thể luôn như ta muốn. Dung dưỡng sợ hãi giống như nuông chiều đứa con yêu thương, thoả mãn ý thích của chúng nhưng không phải điều thực sự tốt. Sau một nỗi sợ lại có thể ẩn chứa những nỗi sợ sâu xa hơn, những thứ tiêu cực khác, tích luỹ đến một mức tạo thành hội chứng sợ thường trực. Hầu hết ai cũng thấy hình ảnh bản thân mình trong các chứng sợ hãi.

5. Phương pháp trị liệu

Có một số phương pháp trị liệu chứng ám ảnh, hiệu quả của mỗi phương pháp phụ thuộc vào con người và loại của hội chứng sợ.

Trong phương pháp trị liệu tiếp xúc, người mắc hội chứng sợ phải tiếp xúc trực tiếp với đối tượng gây ra nỗi sợ để giúp họ vượt qua sự sợ hãi. Một loại nữa của trị liệu tiếp xúc là đối mặt, trong đó người mắc chứng sợ hãi phải đương đầu với đối tượng gây sợ trong thời gian kéo dài hơn bình thường, không có cơ hội trốn thoát. Mục đích của phương pháp này để giúp cá nhân đó đối mặt nỗi sợ rồi nhận ra rằng đối tượng gây sợ sẽ không làm hại họ.

Phương pháp khác thường được dùng trong trị liệu chứng sợ hãi là điều khiển phản ứng ngược lại bằng cách huấn luyện từ từ. Trong phương pháp này, người mắc hội chứng sợ được hướng dẫn sự đối phó mới với đối tượng gây sợ.

Tốt hơn việc hoảng loạn khi đối diện với đối tượng hay tình huống gây sợ, người học kĩ thuật thư giãn để thay thế sự lo lắng và sợ sệt. Hành vi mới này không tương thích với các phản ứng hoảng loạn trước đây, do đó phản ứng chứng sợ dần dần giảm bớt. Điều khiển phản ứng ngược lại bằng cách huấn luyện từ từ thường sử dụng với người không có khả năng theo phương pháp trị liệu tiếp xúc.

Phương pháp nữa dùng để điều trị tạm thời là dùng thuốc, nhưng tốt hơn hết không dùng đến phương pháp này. Hội chứng sợ vốn thuộc về tâm lí, vậy hãy nhìn nhận từ góc độ tâm lí, dùng các biện pháp lí trí nhằm mục đích giải quyết tận gốc. Đối với chứng sợ hãi bất kì, trước hết hãy nhận thức biểu hiện, thể loại, mức độ, nguyên nhân trong người mắc.

Lưu ý mối quan hệ của các loại sợ hãi cụ thể, nó sẽ nói lên vấn đề chủ chốt của từng cá nhân. Sau đó, người mắc hội chứng sợ có thể nhờ sợ trợ giúp của chuyên gia, những người xung quanh và quan trọng nhất là bản thân mình để bước đi lộ trình vượt qua mọi sợ hãi tiêu cực.

Tham khảo nguồn: verywell.com


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147