Trang chủ Blog Giao tiếp xã hội

5 bước lắng nghe: Vẽ lại bản đồ bằng đôi tai

By: OopsyAdmin, 2018-06-18 01:23:27

Sau khi biết được tại sao một nửa cái tai cũng bằng hai cái miệng (tại đây), bởi nghe cũng quan trọng như nói, và vì thật sự lắng nghe bằng cả trái tim quả thực rất khó, OOPSY tiếp tục gửi đến bạn 5 bước của quy trình lắng nghe. 

Bạn biết không, mọi nghệ thuật lắng nghe đều cần đảm bảo một quy trình chuẩn mực. Thiếu bất cứ một bước nào trong năm bước này, bạn đang cố không-lắng-nghe hoặc nghe giả-vờ. 



Bạn không muốn thế đâu. Vì biết lắng nghe, bạn có được tâm hồn của người nói. Không biết lắng nghe, bạn chỉ có sự ích kỉ của riêng mình. Quá trình lắng nghe có thể được chia thành năm giai đoạn riêng biệt:

1. Tiếp nhận, nền tảng của thấu hiểu

Đây là giai đoạn đầu tiên và cơ bản nhất của quá trình lắng nghe. Người nói sẽ cố gắng truyền đạt thông tin khi nhận ra ở bạn một “hành động lắng nghe”. 

Bất kể bạn đang giao tiếp với ai và theo phương cách gì, điều quan trọng lúc này là “sự chú ý”. Không một người nói nào muốn nói tiếp hay đánh giá cao khi thấy bạn đang mải làm hoặc chú ý đến điều gì khác ngoài những lời họ nói. 

Lắng nghe, giao tiếp để thành công

Hãy tập trung tất cả năng lượng của bạn vào việc tiếp nhận, bằng ba mẹo đơn giản sau: 

- Tránh làm việc riêng;
- Không làm gián đoạn người nói khi họ đang thể hiện một thái độ nào đó;
- Đừng vội soạn ra những câu bình luận hoặc câu hỏi trong đầu.

2. Hiểu, thiết lập địa vị của bậc thầy lắng nghe trong lòng người nói

Sau màn bộc lộ thái độ, người nói nếu còn tiếp tục nói sẽ bắt đầu đưa ra các thông tin sâu hơn. Ở đây, có một bước tiến trong quan hệ giữa người nói và người nghe. Người nói bắt đầu đưa ra những thông tin và kiếm tìm một sự hưởng ứng hoặc đáp lại từ phía người nghe. 

Lắng nghe, thành công của bậc thầy giao tiếp

Đây là lúc minh chứng bạn hiểu cuộc nói chuyện đến đâu và là con người sâu sắc hay nông cạn. Có ba chiến lược chính bạn có thể áp dụng: 

+ Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi, trước khi bình luận. 
+ Cách thứ hai là miêu tả lại những gì người nói nói.
+ Cách thứ ba là phản hồi (bằng một bình luận hoặc bằng một lập luận tương phản) ngắn gọn thẳng vào ý nghĩa của những gì người nói đang nói. 

Phản hồi lại là một chiến lược thiết lập địa vị rất quan trọng. Vì bạn đang phát đi một thông điệp cụ thể mang tính cá nhân tới người nói, và bằng cách này đối với người nói bạn bỗng trở nên “ngang bằng”. 

3. Ghi nhớ, nắm bắt tâm trí

Yên tâm đi, bạn sẽ không phải là một cái thùng rác chứa đủ thứ thông tin đâu. Bộ não của bạn sẽ tùy chọn các thông tin cần nhớ và quên các thông tin mà nó không quan tâm. Nhưng để trở thành một bậc thầy lắng nghe, bạn sẽ cần chủ động ghi nhớ các thông tin cần thiết. 

Chủ động ghi nhớ, nắm bắt tâm trí đối phương

Có rất nhiều phương pháp để làm điều này:

+ Xác định các điểm cơ bản. Những câu hỏi ở giai đoạn hiểu là rất quan trọng. Bạn có thể giúp người nói tập trung hơn vào một số chủ đề. Bằng cách dẫn dụ người nói, bạn cũng nắm thông tin một cách chính xác cũng như ghi nhớ chúng dễ dàng hơn. 
+ Tự làm cho những thông tin được nghe trở nên quen thuộc, vui vẻ và dễ nhớ. Cách đơn giản nhất là liên kết những thông tin được nghe hoặc ý tưởng chính của người nói với một cái gì đó bạn đã biết. Ví dụ khi người ta nói về Donald Trump, bạn có thể thử nhẩm trong đầu tên của ông ta là “Đỗ Nam Trung”, lập tức bạn sẽ thấy không hề mệt mỏi khi phải nghe và nghĩ về ông ta. 

Để nghe được các thông điệp kiểu như vậy, bạn phải trở thành một Bậc thầy lắng nghe với kĩ năng nghe phát triển cao. Hơn nữa, nếu cố nghe các thông tin phức tạp, bạn có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng hơn hoặc then chốt hơn, thậm chí bỏ mất những từ khóa tâm hồn của người nói. 

4. Đánh giá, ranh giới mong manh của hiểu và hiểu lầm 

Ghi nhớ đủ rồi đó! Đã đến lúc xen vào câu chuyện của họ, thay vì để họ tiếp tục một chuỗi vô nghĩa. Nhiều người đã kiên nhẫn lắng nghe cả một câu chuyện dài nhưng lại vội vàng nhảy cóc qua giai đoạn đánh giá để phản hồi. Kết cuộc là, sau khi đã mất công lắng nghe, họ bị xem là không hiểu được người nói. 

Lắng nghe, thoát khỏi định kiến cá nhân

Hãy nhớ: bạn là một người nghe, chứ không phải là người nói thứ hai. Sau khi thông điệp đã được tiếp thu, xử lí và ghi nhớ, hãy phân loại chúng và đưa ra các đánh giá nhanh như: Cái này chắc đúng đây, Điều này thật kì quặc, Chuyện này hẳn là có thật, Sao bạn ý nhạy cảm quá thế nhỉ….

Cạm bẫy, vướng mắc lớn nhất trong quá trình đưa ra đánh giá là: Định kiến cá nhân. Người nói lảm nhảm bằng một tâm cảm yếu đuối quá chăng? Kiêu ngạo quá? Tham lam quá? Tàn nhẫn quá? Hãy gạt bỏ để tập trung vào ý nghĩa mà người nói đang truyền đạt. 

5. Phản hồi, bước vào ngôi đền của linh hồn

Giai đoạn thứ năm: Trả lời - phản hồi, là giai đoạn cuối cùng của quá trình lắng nghe. Đây là giai đoạn bậc thầy lắng nghe thật sự đưa tay chạm vào linh hồn của người nói. 

Trả lời, phản hồi, bước vào ngôi đền của linh hồn

Bước này bạn cần lưu ý:

+ Đừng hoàn thành câu của người nói. Đây là một cách khiếm nhã để đưa ra câu trả lời của chính bạn. Nó cản trở quá trình tiếp nhận, và làm cho người nói muốn lắng nghe bạn ít hơn. 
+ Hãy nhấn mạnh các điểm then chốt trong câu chuyện của người nói. Nó sẽ làm cho người nói dễ dàng chuyển tiếp thành người nghe khi họ biết chính xác bạn đang nói về điều quan trọng nào đối với họ. 

Nếu bạn muốn người nói đổi thái độ và cách nghĩ, trước tiên hãy nhắc lại những cảm xúc của họ, sau đó thay nó bằng một hệ từ ngữ mới mang cùng nghĩa nhưng lại có sắc thái khác. 

Ví dụ: Họ đang nói về tình yêu của họ là đau đớn, thất vọng, khổ sở, bị lợi dụng… Nếu bạn đồng thuận và muốn người nói hành động dựa trên các thái độ sẵn có, hãy chuyển các tính từ của họ trạng thái động từ bằng cách thêm động từ vào trước đó hoặc lấy luôn tính từ làm chủ ngữ. 

Nếu bạn đang lắng nghe chỉ để lấy cảm tình của người nói, thì bước cuối cùng này hãy nhắc đi nhắc lại các từ khóa dưới dạng nhấn mạnh. 

Bạn cần nhiều hơn để chiếm lấy tâm hồn của họ! Mời bạn theo chân BẬC THẦY GIAO TIẾP để trở thành BẬC THẦY LẮNG NGHE. Học cách: Dùng đôi tai thấu suốt tình ý thế gian! Dùng đôi tai chinh phục thế giới tâm cảm (tiếp tục ở phần sau nhé!)

Lược trích sách "Đôi tai thấu suốt thế gian - Kĩ năng lắng nghe của Bậc thầy giao tiếp" - Tác giả OOPSY. 
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147