Trang chủ Blog Introvert

Thấu cảm là gì?

By: OopsyAdmin, 2020-02-13 18:10:11

Thấu-cảm, khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác. Người có khả năng này sẽ biết đồng cảm và liên kết với người khác. Họ có thể đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác, hiểu cảm xúc của người đấy. Nhưng nó không chỉ đơn giản là cảm xúc. Nó còn là sự thấu hiểu nội tâm một người, và khả năng quan sát bậc thầy

thấu cảm, tâm lý, oopsy


1. Hãy thử tượng tượng bạn đang được yêu cầu thấu cảm một bức chân dung của John Singer Sargent, vẽ một người đàn ông ăn mặc rất trang trọng, nhìn chằm chằm vào bạn. Cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn vào bức tranh đấy là gì? Một gã quý tộc rất kiêu ngạo? Một người có nụ cười tươi nhưng bên trong là một trái tim thủy tinh? Bạn có thể nêu ra bất cứ suy nghĩ nào về người đàn ông này.

Bây giờ, hãy quay trở lại với thực tế và nhìn nhận bản thân một chút. Bạn có tin rằng mỗi khi nhìn một người khác, chúng ta thấy một phần của mình trong đó? Chẳng hạn bạn cho rằng người đàn ông trong bức tranh rất kiêu ngạo, vậy thì có lẽ bạn cũng có tính cách này. Tính cách này có thể không bộc lộ ra ngay tại thời điểm bạn nhìn bức tranh. Nó có thể bộc lộ trong một hoàn cảnh nào đó. Chẳng hạn bạn đang tán tỉnh một cô gái đã có người yêu, bạn sẽ có xu hướng tỏ ra kiêu ngạo để thu hút cô ấy và chứng tỏ rằng mình là người tuyệt vời hơn chàng trai kia. Hay khi bạn 8 tuổi, bạn được thử chiếc áo choàng lịch lãm và vô cùng thích thú với cảm giác quyền lực đến từ những bộ lễ phục. Điều đó có nghĩa là sự kiêu ngạo và coi mình thuộc tầng lớp quý tộc đã được bộc lộ khi chúng ta còn nhỏ. Mặc dù bây giờ bạn không rơi vào tâm trạng như vậy khi khoác lên mình những bộ cánh sang trọng, nhưng tính cách này vẫn luôn tồn tại trong bạn.

Người có khả năng thấu cảm biết rất rõ những trạng thái cảm xúc của mình. Họ biết mình có bản tính kiêu ngạo. Họ biết rất rõ trạng thái này xảy ra trong khối óc, trái tim, thân thể mình ra sao. Họ biết lớp da họ co rật, hay chất dẫn truyền thần kinh adrenaline đang truyền xuống xương sống của họ ra sao khi được người khác ngưỡng mộ trong bộ cánh đắt tiền. Họ biết trái tim của mình thổn thức như thế nào khi bị phản bội. Nói cách khác, người thấu cảm đã trải qua vô vàn cảm xúc. Và họ biết rõ từng nỗi đau trong mình. Qua thời gian, nó tạo thành trí tuệ thấu cảm, họ thật sự biết được người khác ở trong tình trạng như thế nào, không chỉ về cảm xúc, mà còn trong nhịp tim, cử động, và cả da thịt.

2. Nếu một người không có khả năng thấu cảm, điều đó không hẳn là do họ quá ích kỉ, chỉ đơn giản họ không dám đối diện với chính mình. Thay vì đối diện với những cảm xúc, process nó từ từ, họ sợ hãi, trốn tránh những cảm xúc mà bản thân thấy khó chịu. Họ hoàn toàn không không dám sống thật với mình. Chính vì thế, có thể nói, họ chai sạn trước cảm xúc. Mỗi lần cảm xúc đến và đi, họ chỉ còn nỗi sợ và những giọt nước mắt.

Dần dần, chúng biến thành tính cách của họ. Họ không ý thức được bản thân, không ý thức rõ về hệ giá trị của mình. Họ có thể tự tin nhưng không thừa nhận quá khứ về những ngày mình từng nói lắp, hay thất bại trong tình yêu.

Họ thành công nhưng vẫn tồn tại nỗi sợ hãi của sự thất bại, giống những người đã kết hôn, bản thân họ cô độc, nhưng lại giả vờ không thấy.

Trong chúng ta chứa nhiều mặt mà chúng ta không dám biết. “Đối mặt” không chỉ là suy nghĩ về bản thân mà còn là ngẫm nghĩ về bản thân bạn theo những mặt hạn chế. Còn những người có khả năng thấu cảm, họ chẳng bao giờ thẳng thừng từ chối nhìn vào tâm trí người khác, hay chính mình cả. Họ không hề đánh mất ý thức về bản thân họ.

3. Có điểm khá thú vị trong rất nhiều hệ thống pháp luật rằng, nếu một người bị cáo buộc, người đó hoàn toàn có quyền mời một người biện hộ cho vụ án trước thẩm phán và hội đồng xét xử. Nhiệm vụ của họ không phải là nói dối hoặc lừa đảo, chỉ đơn giản là đưa ra lời giải thích.


Bài tập này có khả năng ứng dụng rộng hơn nhiều so với phòng xử án. Chúng ta là những thiên tài "bào chữa", thiên tài tìm kiếm lý do và giảm nhẹ cho những gì chúng ta đã làm hoặc chưa thực hiện. Còn khi nói đến những người khác, chúng ta thường hành động như sự "truy tố" đầy tính công kích và hung hăng. Chúng ta từ chối nhìn thẳng vào sự việc. Chúng ta chẳng biết ở đâu trong họ có phần đô thị, ở đâu có phần cộng đồng, phần nào bị giằng xé, phần nào bị phụ thuộc, phần nào bị chi phối. Chúng ta đã quá quen việc đay nghiến lẫn nhau, làm nhau tổn thương.

Muốn tránh khỏi tổn thương, chắc chắn chúng ta phải có một cách tiếp cận khác. Người có khả năng thấu cảm có thể nhìn thấu đối phương trong nhiều tình huống khác nhau. Họ thông cảm cho đối phương. Họ tìm ra nguyên nhân để cả hai có thể được thoải mái trong mối quan hệ.

Nói cách khác, người thấu cảm có thể coi như một bậc thầy giao tiếp, dàn xếp mẫu thuẫn nội tâm của họ và mâu thuẫn giữa họ với người khác.


4. Thật sự quá dễ dàng để đay nghiến người khác khi chúng ta không biết kiểm soát bản thân. Có thể vào một ngày nọ, khi chúng ta quá kích động, chúng ta sẽ nói những lời làm tổn thương đối phương. Họ chắc chắn sẽ nảy sinh ra tâm lý ám ảnh, họ có thể lo âu, sợ hãi, dù họ có thể hiện điều đó ra hay không. Và tình huống tồi tệ nhất, đối phương có thể bắt đầu hét lên với chúng ta, còn bạn rất có thể - với mức độ tự mãn - bắt đầu nghĩ họ là 'điên'.

Câu chuyện này quá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta không có khả năng thấu cảm, chúng ta sẽ chẳng nhận thức được chính mình lúc đó là ai. Chúng ta sẽ đánh mất mình cho những cơn điên, và không hiểu nổi người khác.

Những người thực sự có khả năng thấu cảm có khả năng kiểm soát bản thân.

5. Nhưng bạn cũng đừng hiểu lầm “đồng cảm” có nghĩa là chúng ta luôn cho rằng người khác là thánh thiện. Chúng ta có quyền nhìn ra những mặt xấu xa trong họ.

Chúng ta giao tiếp với một người, chúng ta càng thấu hiểu họ. Chúng ta dần biết mong muốn sâu thẳm của họ, mà không nhất thiết phải hỏi. Nếu chúng ta gặp một người hay nói đùa và có vẻ rất vui tính, người thấu cảm sẽ  không bị đánh lừa bởi những nụ cười thoáng qua này. Người thấu cảm biết rằng nhất định đằng sau nụ cười này là nỗi buồn và tổn thương.

Nhưng sự khác biệt giữa một người thấu cảm và một người không-thấu-cảm trong trường hợp này là người thấu cảm thật sự hiểu được người đó như thế nào, từ lời nói, cho đến hành động, và những gì diễn ra trong trái tim họ. Còn những người không-thấu-cảm cũng có thể biết được tri thức này thông qua sách vở, nhưng họ không bao giờ thật sự hiểu được trái tim của người có nỗi buồn và tổn thương như thế nào – theo nghĩa đen. Họ biết nhưng không hiểu.

Để trở nên thấu cảm hơn, đôi lúc chúng ta phải vượt qua được tâm cảm của chính mình để có thể tỉnh táo trước các vấn đề thuộc về cảm xúc.  
 

Muốn dần hình thành sự thấu cảm, hãy tham khảo những cuốn sách sau của OOPSY

Cảm xúc cùng lúc là trí khôn – Tác giả Ryu Vội Vã

Bẻ răng con quái vật cảm xúc – Tác giả James Biết Tuốt

Cái lưỡi vàng và giọng nói kim cương – OOPSY

Bên trên tổn thương là giá trị, sâu hơn dối trá là lí trí – OOPSY

 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147