Trang chủ Blog Nhân cách

Cuộc Xung Đột Giữa Giá Trị Xã Hội Và Ý Chí Cá Nhân Kiến Tạo Nên Bản Sắc Nội Tâm

By: OopsyAdmin, 2020-09-08 18:17:42

Đọc phần trước: Tự Vấn Bản Thân Và Trưởng Thành Hơn: Khoảnh Khắc Vụt Sáng Của Người Nghiện Và Đam Mê

...

Tôi quay trở lại với mọi người đây, tôi đang nói là, cái xung đột giá trị với ý chí cá nhân, xung đột giá trị xã hội với ý chí cá nhân tại khoảnh khắc đấy thì chúng ta có hai chiều, một là xung đột này xác lập một cái chiến thắng của cơn nghiện hay là của trạng thái đam mê  nhưng mặt khác cơn nghiện và trạng thái đam mê lại có thể nhìn nhận như là một cái chu trình tâm lí, một hoạt động, một chu trình giúp cho con người ta thống nhất vừa tồn tại dễ dàng hơn trong xã hội vừa giải tỏa các căng thẳng, vừa ghi dấu các giá trị và củng cố cái bản sắc nội tâm của người ta. Lúc đấy hình thành cái siêu Ngã hoặc là cái bản ngã đều được làm ở một mức mạnh hơn rất là nhiều. Cho nên ai cũng đã từng nghiện một cái gì đấy, bất kể chúng ta thừa nhận hay là bác bỏ nó

Đấy là cái ý mấu chốt ở đây chúng ta trao đổi. Dựa trên cái việc mà dopamine, một chu trình như chúng ta vừa nói có vài tác động mà chúng ta sẽ phải, mà đã được khẳng định trong các nghiên cứu từ 2006 đến 2014, đấy là

Thứ nhất chính các xung đột chúng ta vừa nói nó dễ giúp cho người ta quan niệm rõ ràng hơn và có khả năng kiểm soát tốt hơn về cái gọi là ổn định của bản thân. Sự ổn định của bản thân. Cho dù ở đây chúng ta đã nói rõ hơn một chút, đây là một nghịch lí mà mọi người phải hiểu rõ, đấy là chúng ta đang nói, khi chúng ta hình dung một người nghiện, chúng ta đang hình dung là một cuộc đời bất ổn, không có sự kiểm soát, bởi vì bình thường chúng ta hiểu sự kiểm soát là gì, kiểm soát tức là tôi thích nó tăng thì tăng, tôi thích nó giảm thì giảm. Tức là ví dụ một người mà người ta hút thuốc, tôi thích thì tôi hút thuốc mà không thích thì tôi bỏ thuốc, thì đấy gọi là kiểm soát được. Còn tôi cứ hút thuốc không dừng được thì đấy gọi là không kiểm soát được, chúng ta thường nghĩ như vậy. Nó có đúng không, thì chúng ta vừa nói đây là chúng ta ở một góc nhìn khác, một góc nhìn có thể là thực tế hơn về mặt thành quả cuộc đời: người mà người ta ý thức rõ hơn về bản thân, ý thức hơn về những gì mình đang làm, ý thức hơn về hệ giá trị của mình ấy thì những người ấy được coi là có lí trí hơn  và người đấy có khả năng kiểm soát, tức là có khả năng nhận thức những gì mình đang làm dựa trên một cái ấn tượng sâu sắc về giá trị, về hậu quả về thành tựu trong khi những người khác không có khả năng đấy. Vậy thì sự kiểm soát người khác, tăng giảm các liều lượng nó chỉ chứng minh việc tăng giảm liều lượng đấy không nói lên một cái gì ngoài tình trạng là tự mất kiểm soát mà hoạt động theo các định kiến xã hội. Trong khi những cái người mà rơi vào chứng đam mê hoặc nghiện mà chúng ta nói ấy lại có một tình trạng kiểm soát bản thân và kiểm soát trạng thái của mình tốt. Tôi vẫn nói ở đây là chúng ta loại trừ nhé, các hình dung được gắn với ma túy vì ma tùy là một trạng thái khác. Ma túy là hủy hoại hệ thần kinh, hủy hoạt cái tương tác lành mạnh của hệ thần kinh, nhưng những cái khác thì chưa chắc đã như thế đâu, và ở một liều lượng nhất định thì nó lại rất tốt. Đấy là những nghiên cứu đã chỉ ra điều đấy.

Tôi quay lại cái ý chúng ta đang nói đây là:

Thứ hai cuộc xung đột do nghiện gây ra hoặc do đam mê gây ra giữa giá trị xã hội và ý chí cá nhân nó giúp cho chúng ta ổn định bản thân hơn bằng việc phát triển khả năng kiểm soát các giá trị của bản thân. Ở đây nói một người trưởng thành khác với một đứa trẻ, người trưởng thành có khả năng kiểm soát các giá trị về mặt nhận thức. Còn những đứa trẻ không trưởng thành đấy là cho dù nó ngoan ngoãn thế nào vì nó không có khả năng kiểm soát những gì nó làm, nó nghĩ mà nó học hành từ mặt giá trị, nó sống theo bản năng dục vọng thôi hay là những cái gì được dậy dỗ thôi, thì hai trạng thái đấy đều coi như một đằng là cỗ máy một đằng là con thú, thì nó không có gì để nói ở đây cả

Thứ ba là cuộc xung đột này này làm cho người ta hiểu ra cách để chi phối bản thân và nó hình thành những mong muốn kiểm soát bản thân mà cái này không có ở người bình thường. Chỉ có những người nghiện và đam mê hình thành những mong muốn được kiểm soát bản thân hơn và biết khi nào nên tranh giành và khi nào nên lùi bước hơn. Đây là một cái rất đặc biệt đấy đúng không. Chúng ta quá rõ rồi, trong đời chúng ta từng nghiện một cái gì chúng ta biết rồi, nghiện yêu, nghiện ăn chơi, nghiện nhảy múa, nghiện tự do, nghiện cái gì đấy chúng ta đều biết rồi. Nó giúp cho chúng ta là ý thức rõ hơn về bản thân rất nhiều trong cuộc đời, vị trí của mình, chúng ta trầm tư nhiều hơn về việc tương lai của mình ra sao, mình đã sống thế nào, mình giúp được ai, mình không giúp được ai, mình có giá trị gì với những người khác… Đấy là những câu hỏi một người bình thường ít khi họ tự hỏi, vì người bình thường sống trong sự ích kỉ, một sự ích kỉ giống như là dục vọng hoặc cỗ máy, một sự ích kỉ trẻ thơ. Nhưng những người đã trả qua những cơn nghiện họ chất vấn bản thân rất nhiều

Sự chất vấn này không phải là nhất thời đâu nhé, nó tồn tại xuyên suốt, nó là những sự dằn vặt, tất nhiên là dằn vặt quá thì cần phải trị liệu nhưng nó xuất hiện dưới dạng đấy và nó có cái tốt của nó.

Tác dụng thứ tư của xung đột này, nó liên quan đến việc là, nó hình thành ở trong người ta một thứ chúng ta gọi là, như chúng ta đã nói đấy cái bản sắc cá nhân. Cái ý chí của cá nhân nó giống như một khát vọng sống mà cái Akrasia có thể ngụ ý người ta là chúng ta muốn cảm thụ sự tồn tại của mình bằng cách là có một phần thưởng nào đấy để cái hệ thần kinh rung động, để nội tạng cảm nhận, để thân thể cùng cảm nhận. Thì cái bản sắc cá nhân, khi mà cái ý chí cá nhân điều hòa và tìm được tiếng nói chung sau xung đột. Bởi vì chúng ta biết rồi, chỉ có sau xung đột và mâu thuẫn nó mới tạo nên một sự tổng hợp. Thì sau cuộc xung đột này ý chí cá nhân của người ta cùng với giá trị xã hội mới cùng tìm được tiếng nói chung và nó hình thành trong người ta một bản sắc để người ta có thể sống đời. Cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên là nhiều khi những tay mà  uống rượu thường xuyên, nó thích rượu, nó mê rượu, nó là những người trải đời, những người có những trải nghiệm nhân văn sâu sắc hơn bình thường

Chúng ta đừng ngạc nhiên là tại sao người ta vẫn thích hình ảnh những anh chàng nhâm nhi điếu thuốc, tất nhiên là hút thuốc thì không ủng hộ vì nó gây ra nhiều tác hại, nicotin và rất nhiều tạp chất ở trong một điếu thuốc nó có thể hủy hoại người ta kinh khủng. Thế nhưng hình ảnh người ta hút điếu thuốc và trầm tư về cuộc đời nó hợp lí ghê cơ, nó có ý của nó thật đấy. Cuộc đời nhiều khi là trả giá thôi đúng không, đam mê hay nghiện của thế thôi, chúng ta phải trả giá, đừng trả giá quá nhiều chúng ta sẽ có một bài học tốt. Còn trả giá quá nhiều không học được gì ngoài thất bại

Ở đây cũng dẫn đến cái thứ năm là một cái vấn đề người ta đặt ra là có phải những người nghiện và những người đam mê là những người đã thất bại trong việc kiểm soát bản thân, đánh mất mình ở trong thời điểm nghiện hay không? Nên chúng ta sẽ đi đến một khái niệm trung tâm và cốt lõi, nó liên quan đến giá trị hoặc không giá trị của người đam mê và nghiện, tức là chiến thắng được các trạng thái xung lực của bản thân hay không mà trong đấy, trong đời thường chúng ta thường nó là gì, nếu mà một người hành động mà vượt ra khỏi các quy tắc và trật tự xã hội một cách không thể dừng lại được thì người đấy được coi là thất bại trong việc kiểm soát bản thân

Thậm chí chúng ta đặt cho họ một trạng thái gần như phạm pháp đúng không, nghiện thì khác gì phạm pháp, thậm chí nhiều… chính là phạm pháp, chính là gây tội

Thế thì đấy chính là vấn đề chúng ta đã đặt ra ở trong bài 4. Và trong bài 3 thì chúng ta tạm thời dừng ở 5 kết luận về cuộc xung đột này. Có thể đó là một gợi mở cho chúng ta để hiểu thêm rất nhiều về chứng nghiện và đam mê chúng ta thấy rồi

Tôi nhắc lại, tôi kết luận ở đây mọi người hiểu: chứng nghiện hoặc đam mê – hai trạng thái này, dù tích cực hay tiêu cực , dù là một trạng thái suy thoái hay trạng thái vượt thoát khỏi hiện tại thì đều đóng một chức năng vô cùng quan trọng ở trong quá trình mà định hình cái bản sắc của một con người. Tức là gì? Cái hệ thống liền lạc giữa các giá trị nội tâm, giá trị hiện thực và giá trị xã hội của một người, và nó tái cơ cấu, tái phân bổ những thông tin  về bản sắc này ở trong toàn bộ hệ thần kinh với bốn con đường của hệ thống dopamine. Nó ghi dấu trong cảm xúc, trong nhận thức, trong kinh nghiệm, trong hành động và trong mong muốn được tưởng thưởng

Đấy là những điều chúng ta biết là nó cần một kích thích để giải phóng những hoạt động đấy của dopamine và để cho dopamine có thể hoạt động một cách mạnh mẽ hơn như kiểu tình trạng thời chiến của thân thể đấy. Như vậy chúng ta sẽ vượt ra khỏi khái niệm Akrasia

Đấy là bài thứ tư về nghiện. Cảm ơn mọi người.

(còn nữa...)

---

-- HVHĐ (một tác giả OOPSY) -

Album series Tâm lí học về Nghiện
https://bit.ly/TamlihocveNghien-album


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147