Trang chủ Blog Nhân cách

Sức mạnh cái-Tôi: Sự khác biệt giữa người chìm đắm và người có thể đứng lên lần nữa

By: OopsyAdmin, 2018-08-20 08:51:16

Trong đời sống, chúng ta đều sẽ phải trải qua rất nhiều điều không vừa ý, những điều khiến ta thất vọng, cũng như tổn thương, mất mát: bị đuổi việc, bị ai đó phản bội, lợi dụng hay mất đi một người bạn yêu quí.

Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt giữa những người chìm đắm và những người biết cách đứng dậy và bắt đầu lại từ đầu?

1. Sức mạnh Cái Tôi – Tôi là Ai?

Một nhân tố đóng vai trò lớn tạo ra khác biệt đó là sức mạnh Cái Tôi mà mỗi người sở hữu. Tôi không ám chỉ “cái tôi” theo cái nghĩa ích kỉ tự cao tự đại, “cái tôi” ở đây là khả năng của một người BIẾT MÌNH thích và không thích gì, LÀM như thế nào – VỚI AI. Sau đây một lần nữa sẽ giúp bạn định hình rõ hơn một số đặc điểm của những người sở hữu Sức mạnh Cái Tôi lớn:

    1. KHÔNG SỢ HÃI khi phải đối diện và thừa nhận các cảm xúc của mình, bao gồm cả buồn, bất an, lo lắng, cô đơn. Tuy nhiên, họ không bị bế tắc trong các cảm xúc này quá lâu.
    2. Khi trải qua mất mát, họ tiến về phía trước, TẬP TRUNG vào những gì CÓ THỂ LÀM cho người khác hoặc có thể hoàn thành, không để các cảm xúc tiếc nuối dằn vặt hay oán giận tác động đến mình.
    3. NHÌN NHẬN các sự kiện không hay trong cuộc sống là các THỬ THÁCH ĐỂ TRƯỞNG THÀNH trong nhận thức và tinh thần. Tập trung vào PHÁT TRIỂN các PHẨM CHẤT: thiện lương, khiêm nhường, sáng tạo và có đức tin...
    4. Dù mất mát, họ vượt qua bằng cách RÈN LUYỆN MÌNH với các hoạt động tích cực (sự tử tế, tập thể dục, lau dọn nhà cửa, học một cái gì đấy, v.v), họ TIN LÀ các cảm xúc đó rồi sẽ-qua-thôi.
    5. Đồng cảm với người khác và SẴN SÀNG lắng nghe.
    6. CÓ KỈ LUẬT, có khả năng CHỐNG LẠI các cám-dỗ, các thói nghiện ngập, kể cả khi đó là hành động khác với đám đông.
    7. CHỊU TRÁCH NHIỆM với các hành động của mình và KHÔNG ĐỔ LỖI cho người khác.
    8. Nhờ khả năng nhận thức về giá trị bản thân, họ BIẾT MÌNH TỐT ở điểm nào, chưa ổn ở đâu để THAY ĐỔI kể cả khi bị khinh thường hay bỏ mặc.
    9. Biết cách CHẤP NHẬN BẢN THÂN, kể cả các giới hạn của mình. Sự toàn hảo là một mong muốn trẻ con, vì thế họ cố gắng KHÔNG NGỪNG LÀM TỐT NHẤT trong khả năng có thể.
    10. CÓ RANH GIỚI rõ-ràng, có thể nói “Không” kể cả nếu nó khiến người khác thất vọng hoặc bị coi như trò cười, bị bác bỏ. Họ đơn giản là tránh-xa những người cố gắng tàn hại mình về cả thể chất và cảm xúc.

2. Cái Tôi bé nhỏ

Những người có Sức mạnh Cái Tôi yếu những con người không thế sống cho chính mình có thể được nhận diện với các dấu hiệu sau:

1/ Không ngừng thay đổi, bị điều -khiển-bởi-tâm-trạng của mình, luôn lo lắng và sợ hãi, thường xuyên nghĩ rằng “Tôi không thể”.

2/ Luôn suy nghĩ ích-kỉ, hay có suy nghĩ kiểu “Không có ai quan tâm mình thật sự. Mọi người đều ích kỉ và nghĩ mình là trung tâm, luôn cố tình chọc tức, không để ý, coi thường, làm tổn thương mình”.

3/ Dễ dàng từ bỏ: “Làm cái này thì có ích gì?; Tôi hay làm hỏng mọi thứ?!; Dù tôi cố gắng thế nào đi chăng nữa, cái này không phù hợp với tôi; Tôi là một kẻ thất bại thua cuộc.”

4/ Đánh giá mình bằng cảm nhận của người khác, cảm thấy “mình thật lớn lao” khi mọi người ngưỡng mộ và “mình thật nhỏ bé” khi có người phản đối.

5/ Ý thức về bản thân kém, vì vậy thường ám ảnh về việc “người khác đang nghĩ gì về mình”. Họ nghĩ “Tôi không đủ tốt” và cho rằng người khác cũng thấy họ như thế. Cho nên họ không tin là có ai đó quan tâm đến họ và sợ hãi khi có người không quan tâm.

6/ Thường cố gắng kiểm soát người khác bằng cách giận dữ, oán hận hoặc khiến người khác dằn vặt.

7/ Liên tục than vãn về những gì họ cần ở người khác; mọi người không yêu thương/ giúp đỡ/ thấu hiểu/ đồng tình/ tôn trọng/ nhân từ/ nhạy cảm. Luôn cảm thấy mình “không là ai”, họ oán hận xung quanh và coi thường những gì người khác làm cho họ (vô ơn), khiến những việc tốt họ được nhận trở nên vô nghĩa, họ không bao giờ cảm thấy “đủ”.

8/ Liên tục so sánh bản thân với người khác: ai kém hơn, ai giỏi hơn; đánh giá người khác thông qua hình thức, thu nhập, thành tựu và những điều nông cạn bề mặt khác, biến các mối quan hệ trở thành những cuộc vật lộn tranh đấu.

9/ Sợ bị cười nhạo và từ chối, họ từ bỏ ước mơ của mình và rồi than phiền: “Tôi không thể làm gì mình thích bởi vì họ sẽ không để tôi làm đâu”.

10/ Không thể giữ kỉ luật. Nếu trong họ nảy sinh ý muốn phát tác hoặc ham muốn, họ sẽ thuận theo nó mà làm, rồi cảm thấy là “Tôi không có khả năng chống lại nó”.

3. Học cách nỗ lực và thay đổi

Giờ thì, bạn có thể nghĩ “Đáng lẽ bố mẹ nên giúp mình xây dựng Cái Tôi từ hồi nhỏ”. Đúng là thế. Nhưng thường thì chính bản thân họ cũng không có năng lực đấy. Nếu họ không thể làm điều đấy cho bạn, bạn có thể bắt đầu thay đổi từ bây giờ, bằng khả năng của chính mình. Điều này thì lại cần bạn kiên trì, nỗ lực, có lí trí để thay đổi suy nghĩ và hành động. Đã đến lúc để nỗ lực trưởng thành hơn, bạn không thể mặc mãi bộ quần áo từ khi mình lên 5.

Hãy biết là CHỈ CÓ BẠN mới có khả năng quyết định BẠN CÓ GIÁ TRỊ đến đâu. Mọi người có thể chế nhạo bạn, nghĩ bạn ngu ngốc, hoặc cố gắng vô hiệu hóa bạn. Đó là chuyện rất bình thường và đương nhiên của cuộc sống. Mọi người nghĩ họ có quyền nghĩ ai lớn lao, ai nhỏ bé, đấy là cách họ nghĩ. Nhưng nó không phải sự thật. Nếu bạn có thể SỐNG CAO THƯƠNG, bạn sẽ CAO QUÍ. NIỀM TIN đó sẽ khiến bạn thật sự cao quí, kể cả khi mọi người nghĩ bạn không là ai.

Kể cả vua Solomon cũng còn nói: "No one gets even half their heart's desires fulfilled" (Tạm dịch: Không ai được đáp ứng dù là một nửa những khao khát từ trái tim). Suy nghĩ rằng “Tôi xứng đáng có nhiều hơn thế” chỉ dẫn đến trái đắng. Hãy nhắc nhở bản thân: “Chúa đã ban cho con tất cả những gì con cần. Đây có thể không phải tất cả những gì con muốn, nhưng nếu con có tất cả những gì con muốn, con sẽ trở thành một đứa trẻ phá phách tồi tệ. Con ĐÃ CÓ CHÍNH XÁC những gì con cần ĐỂ TRƯỞNG THÀNH hơn.

Bạn luôn luôn có thể cho đi, dù chỉ là một nụ cười, một lời khen hay thái độ biết ơn. Thói quen cho đi sẽ giúp bạn luôn-luôn trong trạng thái CHỦ ĐỘNG.

Hãy chú ý và trân trọng từng hành-động-nhỏ-nhất bạn nỗ lực ĐỂ CÓ KỈ LUẬT. Bạn ăn 1 chiếc bánh thay vì 10, hoặc bỏ luôn ăn vặt? Điều đó thật tuyệt vời! Bạn dùng lại những chiếc chai nhựa hay mấy cục pin? Nỗ lực quá lớn! Bạn yên lặng thay vì phát tán mấy chuyện tầm phào, thị phi hoặc không tham già mấy trò đùa bựa bựa về giới tính kiểu “em biết chị thích ăn chuối của em mà”!!! Hãy tự khen mình đi thôi! Nghe có vẻ hơi ngu ngốc, và tách biệt với số đông, giờ ai chẳng thế, nhưng đó là điều mà những người BIẾT QUÍ TRỌNG BẢN THÂN thường làm rất tự nhiên. Hãy học nó cho mình! Và rồi, từ hàng nghìn lần chiến thắng bản thân bạn tích lũy mỗi ngày, bạn đã là con người rất khác rồi. Hãy viết lại năm “chiến tích” khiến bạn tự hào nhất. Nhớ là, mỗi nỗ lực để có kỉ luật là một lần bạn tôn trọng bản thân!

Hãy nỗ lực để BIẾT ƠN. Viết ra 5 điều khiến bạn biết ơn mỗi ngày. Một lời trong kinh Torah truyền cảm hứng cho bạn? Một bông hoa? Một chiếc ghế trống trên xe buýt? Vừa hay đủ tiền để sống hết tháng này? Một người bạn thật tốt? Thế còn nhiều điều kì diệu khác đang đến với bạn mỗi ngày, như là may mắn không bị đâm xe khi bạn chạy qua đường, hay còn khỏe mạnh sau một dịch bệnh? Hãy viết ra. Sự Biết Ơn trao cho bạn Đức Tin về những điều đẹp hơn những gì bạn nhìn thấy trong cuộc sống này, nó giúp bạn đứng trên những điều đau khổ, tầm thường, ỉ ôi...

Nỗi đau càng lớn, bạn càng cần HÀNH ĐỘNG nhiều hơn. Dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, tập thể thao hoặc bật nhạc và nhảy theo cũng được.

Cố gắng, hoặc nếu là “tôi”, “tôi” sẽ học thuộc câu này và nói với chính mình vào mỗi buổi sáng thức dậy: “Dù ta không như những gì ta mong muốn, ta lựa chọn yêu thương và chấp nhận bản thân như những gì ta-là, và ta tin rằng trên cao sẽ nhìn nhận ta như ta là chính-mình”. Kể cả bạn nghĩ đấy là lời nói dối, cố gắng nhẩm đi nhẩm lại “lời tuyên thệ” ấy, nó sẽ có tác dụng kéo bạn ra khỏi sự trôi dạt của mình. Nếu không, nếu bạn tiếp tục thích và không thích thứ gì như một kẻ thua cuộc thấp kém, thì đó không phải một sự lựa chọn khôn ngoan đâu!

Hãy sống một-lần-nữa cho chính mình, và cho những điều lớn-lao-hơn-chính-mình!

Đọc tiếp: Sức mạnh của Cái Tôi (Phần 1)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147