Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

7 cách để thoát khỏi những sợ hãi, áp lực mùa thi cử

By: OopsyAdmin, 2019-06-17 12:20:30

 

Thi cử ư, ôi sợ lắm!

Triệu chứng thân thể

Đã bao giờ bạn có các triệu chứng tương tự như dưới đây trước khi vào phòng thi hay làm bài kiểm tra không?

- Râm ran nơi bụng (cảm giác khi bạn lo lắng, bồn chồn không yên ấy, mà trong tiếng anh gọi là there is a butterfly in your stomach).
- Đau đầu nhẹ
- Căng cơ (có thể là vùng tay, cổ hơi cứng, vận động khó)
- Dễ đổ mồ hôi (mồ hôi liên quan đến hệ bài tiết. Hệ bài tiết chủ yếu liên quan đến Thận. Phải rồi, Thận liên quan việc bạn phải tính toán, suy nghĩ. Đi thi phải suy nghĩ, lo lắng hẳn nhiên liên quan đến thận, nên đổ mồ hồi cũng là dễ hiểu)
- Tim đập liên hồi (nhất là giây phút chờ đợi phát đề)
- Người rơi vào trạng thái lo lắng thi cử thái quá sẽ cảm thấy xây xẩm mặt mày, hoặc quên sạch kiến thức đã học.
- Nếu mắc phải các triệu chứng cơ bản trên khi sắp bước vào kì thi, tức là bạn có tâm lý căng thẳng trong thi cử đấy. Khác nhau ở mức độ nặng nhẹ ở mỗi người thôi.  

Đâu là thủ phạm gây nên những tác động này ở thân thể và làm bạn lo lắng?

Adrenaline. Nó là một loại hóc-môn trong thân thể, được tiết ra khi chúng ta stress quá độ. Chất adrenaline này xuất hiện đặc biệt khi hệ thần kinh báo có nguy hiểm và thân thể sẽ tiết ra chất này khiến bạn sẽ có đủ các triệu chứng như kể trên. Mức độ dao động từ nhẹ cho đến nặng.

Thi cử ư, ôi sợ lắm!

Ai là nạn nhân?

Nếu gặp phải những triệu chứng này, thì chớ lo lắng. Không chỉ có mình bạn gặp phải nó đâu. Có rất nhiều người, bất cứ ai từng là học sinh cũng đều trải qua cảm giác này giống như bạn. Đặc biệt có ở một số người:

(i) Các bạn trẻ theo chủ nghĩa hoàn hảo “Phải làm đúng hết, tốt hết tất cả các bài mới là giỏi.” Đây là những người dễ mắc phải chứng này nhất, (chứ không chắc là những kẻ lười học mới lo lắng đâu nhé!)

(ii) Cả những người hay lo lắng và bất an trước đó về mọi thứ, lo lắng biểu hiện mình có làm tốt không. Ví dụ, trước kì phỏng vấn xin việc làm, khi thuyết trình, sự kiện quan trọng, … chứ không chỉ bài kiểm tra đều là nạn nhân tiếp theo của chứng lo lắng này.

Cả người theo chủ nghĩa hoàn hảo và người hay lo lắng vặt thường thấy rằng thật khó để chấp nhận bất cứ lỗi nhỏ nào trong bài kiểm tra. Và dường như một câu trả lời không đúng thôi cũng làm họ cảm thấy hối tiếc và dằn vặt (giá như… giá như…) Nó càng tạo áp lực lên họ.

Nếu tập trung vào những gì xấu sắp xảy đến có khi còn làm con bạn trở nên lo lắng hơn: “Chết rồi, làm thế nào nếu vào phòng thi mà quên hết sạch mội thứ?”; “Làm sao bây giờ nếu bài kiểm tra quá khó và không thể làm?” Quá nhiều ý nghĩ nổi lên khiến cho tâm trí lấp đầy bởi những lo lắng này. Kết quả là, thay vì tập trung vào làm các câu trắc nghiệm, trí não sẽ nghĩ linh tinh như vậy đấy. Các bạn trẻ của chúng ta trở nên bồn chồn hơn, không tài nào tập trung nổi.

Thực tế, một lượng lo lắng có trong người sẽ có ích để nâng cao tinh thần tập trung cao độ và mài sắc lí trí như thể một con dao bén. Nhưng nếu triệu chứng này làm bạn căng thẳng quá mức, thì liều lượng này sẽ biến chứng, biến bạn trở nên lo lắng đến phát ốm. Nhiều người khuyên bảo rằng “Ôi học tài thi phận mà. Làm không được thì chớ lo lắng quá. Hè rồi, nghỉ ngơi cho đầu óc khuây khỏa”.

Chớ lo lắng thế nào, khuây khỏa ra sao đây?! Làm bài không tốt đương nhiên là sẽ lo lắng rồi. Đấy là tâm lý hiển nhiên thôi. Vì, kỳ thi là kỳ thi, nó cần đến từ cả hai phía. Một là sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ kiến thức, khả năng của một người (điều này là không thể trốn tránh). Và yếu tố thứ hai là tâm lý thi cử vững vàng. Nếu có kiến thức, chăm chỉ học tập từ trước, và giải quyết được nỗi lo lắng, thì bạn sẽ có điểm cao. Còn nếu không, sẽ có xu hướng điểm thấp.

Bởi vì may mắn và sự thành công sẽ đến với những người biết chăm chỉ học hành. Còn sẽ chẳng có gì cho người lười biếng. Người lười biếng có thể gặp may một vài lần chứ không thể cả đời. Nếu cả đời lười biếng, thì người ấy chắc chắn chỉ có thất bại, chứ chẳng có thành công nào.

áp lực thi cử

Thế nên, bài viết không giúp ích gì cho người lười biếng muốn điểm cao. Bài viết chỉ giúp được người có kiến thức và chăm chỉ sẵn có, nhưng bị ám ảnh bởi áp lực thi cử mà thôi. Còn thì, chớ đổ tại hết cho căng thẳng thi cử mà điểm số thấp.

Giờ thì chúng ta quay lại bước tìm kiếm giải pháp để giải thoát khỏi chứng căng thẳng này.

Thoát khỏi sợ hãi thi cử, phải làm gì?

Xin kinh nghiệm. Hãy hỏi những người thân của bạn xem có ai đã từng trải qua cảm giác căng thẳng này trước mỗi bài kiểm tra này giống như bạn chưa, và xem họ làm thế nào để vượt qua. Xin một chút kinh nghiệm đâu tệ, phải vậy không?

Chăm chỉ. Chăm chỉ không bao giờ là thừa. Và là đức tính được đề cao từ xưa đến nay. Chăm chỉ mới có thành công. Hãy chăm làm bài tập, các dạng bài chuẩn bị cho kỳ thi. Nếu nắm chắc kiến thức và biết nó là gì rồi, sẽ đỡ hơn. Nhớ là, chăm chỉ tốt hơn là lười biếng.

Nghĩ đến điều tốt nhất. Nếu có kiến thức rồi, thì hãy tin tưởng rằng mình làm được ở môn bạn học chắc nhất. Hãy tự nhủ rằng “Mình đã học nó rất kỹ rồi, và mình sẵn sàng làm bài”. Đấy là sự tự tin. Thực ra nghe thì dễ, nhưng nào mấy ai có nó. Tự tin mà chúng ta thường thấy và nhầm hiểu là kiêu ngạo và tự cao về khả năng “Tôi giỏi nhất”. Tự tin ở đây là biết mình có gì, biết mình đã rèn luyện ra sao, và tin rằng mình sẽ làm được. Nó khác với chứng kiêu ngạo.

Ngăn chặn suy nghĩ xấu. Để ý bất kỳ suy nghĩ xấu hay tiêu trầm nào có trong đầu bạn trước khi làm bài thi. Ví dụ: Chắc mình lại điểm kém thôi; tỷ lệ chọi cao thế làm sao mình đỗ được; chúng nó không làm được thì làm sao mình làm được, … Những suy nghĩ này chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Cái gì làm mình tệ đi, cái đó nên bỏ. Thu mấy cái tiêu cực vào người làm gì, phải chứ?

Thừa nhận lỗi sai, tìm cách sửa chữa. Ai cũng từng mắc lỗi hay làm sai một vài câu toán. Chớ vì vài điểm thiếu hoàn hảo đó mà dằn vặt bản thân. Nếu chưa làm tốt hơn, thì làm tốt hơn. Quan trọng là tìm cách khắc phục, thế nào cũng có cách. Có vậy thôi! (Thông điệp này dành cho những bạn theo chủ nghĩa hoàn hảo nhé!)

Biết lo cho mình. Bạn ngủ đủ chưa? Ăn đủ chất không? Có thời gian nghỉ ngơi cho đầu óc và tinh thần không, hay hùng hục lao vào luyện tập? Nếu chưa, thế thì là  vấn đề to đấy, chứ chẳng nhỏ đâu. Ăn uống, ngủ nghỉ, thư giãn cho bản thân là thời gian cần cho một thân thể và tâm trí lành mạnh. Có tâm trí lành mạnh rồi thì mới mạnh mẽ đối diện với áp lực được chứ. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi, đương nhiên bạn sẽ lo lắng, còn thân thể sẽ chẳng có năng lượng nào để tiếp tục cả. Hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi hợp lý và đúng đắn.

Hít thở khi người khó ở. Hít vào sâu và thở ra thật nhanh, hít thở hít thở, luôn là một cách tốt cho mọi người lo lắng ở bất cứ hoàn cảnh nào. Mỗi khi lo lắng, hãy luyện hít vào thật sâu và thở ra thật nhanh, để điều hòa lại thân thể, lấy lại sự tỉnh táo. (Bạn biết không, điều này hợp lý lắm, vì não – nơi chủ yếu để bạn nghĩ, cần đủ oxi mới nghĩ được. Hít thở giúp não bạn có đủ lượng oxi. Có thể mới nghĩ được thông suốt).

Đọc đến đây rồi hãy nghĩ một chút nào, cơn lo lắng ấy mà, khiến bạn mất nhiều hơn là được.

Muốn có trí tuệ tỉnh táo, sức khỏe căng tràn, bỏ đi lo lắng, bạn cần biết quan tâm đến bản thân mình, bồi dưỡng cho thân thể và tâm trí mình khỏe mạnh. Còn một điều quan trọng nữa, nếu thật sự thấy rất chán ngán việc học và ghi nhớ kiến thức, cũng chẳng biết nhớ bài thế nào. Xin mời các bạn tìm đọc cuốn “Trở thành siêu nhân ghi nhớ” của OOPSY, để nắm được bí mật của ghi nhớ, để có trí não tỉnh táo, và nhớ bài dài lâu. 

- OOPSY Team -


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147