Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Đánh Thức Tư Duy Trực Giác, Làm Chủ Trí Thông Minh Của Mình

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:25:04

Tư duy cảm tính đã chi phối chúng ta như thế nào?
Làm thế nào để kết nối với trực giác?
Điều trực giác mách nhưng ta không thích thì sao?
....
...
..
.

Chớ nên vì cái tên mà làm mọi thứ trở nên phức tạp. Hãy hiểu đơn giản rằng, có những lúc chúng ta đưa ra những lựa chọn, nhận định quan trọng trong cuộc đời chỉ dựa vào thói quen sẵn có

Chẳng hạn như: gặp tắc đường thì nghĩ “Biết thế đi đường khác”; thấy anh chàng xăm trổ đầy mình thì nghĩ “Côn đồ đây, cần tránh xa.” Sự thật rất có thể là bạn chọn một con đường khác vẫn sẽ tắc, anh chàng xăm trổ đầy mình kia chưa chắc đã là côn đồ - có khi là một nhân viên văn phòng thứ thiệt. Nếu chúng ta quen nhìn nhận những sự việc dựa vào kinh nghiệm từ quá khứ, một vài nhận định hời hợt thông qua đôi mắt, những gì mà cuộc đời “dạy” bạn như thế thì chúng ta gọi lối tư duy này là tư duy cảm tính

Còn Tư duy trực giác rất khác. Nó mách bảo chúng ta sự thật về những việc chúng ta gặp phải trong cuộc sống mà không bị làm nhiễu bởi các thông tin. Chẳng hạn, nếu làm chủ được tư duy trực giác, thì khi gặp một người, bạn sẽ có ngay một thông tin về người đó, không nhầm lẫn. Giống như thấy anh chàng xăm trổ kia, tư duy trực giác sẽ mách bảo bạn là: Ồ, anh ta không phải côn đồ đâu, không phải kẻ đáng sợ lắm đâu. Thậm chí còn là người yếu đuối ấy chứ!

Nghe rất kì diệu đúng không? Nhưng đúng là tư duy trực giác mách bảo ta những điều đó, nó đi xuyên qua lớp tư duy cảm tính, những nhận định sai lầm, cả những thói quen – kinh nghiệm từ quá khứ

Tư duy trực giác là năng lực có trong mỗi người. Nhưng nó đang bị che lấp bởi rất nhiều quan niệm, chúng ta phải trải qua rèn luyện mới “đánh thức” được tư duy trực giác, và đẩy lùi tư duy cảm tính

Hãy lắng nghe James Biết Tuốt giải đáp các khúc mắc về Tư duy trực giác nhé!

(?) -->>> Tôi chưa bao giờ cảm nhận được trực giác của mình. Có thật là trực giác luôn lên tiếng không?

Đúng thế bạn ạ. Trực giác luôn mách bảo chúng ta rất rõ ràng, chúng ta thì cứ lờ đi. Nhưng nếu vì nhầm lẫn mà tin vào suy nghĩ và quyết định chủ quan của mình, dần dần cũng đánh mất mối kết nối với trực giác

(?) -->>> Nếu tôi đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể nghe thấy trực giác thì sao?

Có thể vì bạn đang cố quá. Giống như khi bạn viết văn mà bị bí ý, bạn cứ cố viết tiếp thì không thể viết nổi. Nếu cố gắng hỏi trực giác, hỏi mãi vẫn không nghe thấy câu trả lời nào, thì hãy đặt lại câu hỏi đấy bằng cách khác. Chẳng hạn, bạn băn khoăn “Tôi có nên đi gặp người này không?” mà không nghe thấy tiếng trực giác trả lời, hãy thử hỏi lại “Tôi nên làm gì với họ?”

Nếu vẫn không thể kết nối, hãy thử cách khác: đọc một cuốn sách, nói chuyện với một người,… nhỡ đâu trực giác sẽ chịu lên tiếng!

 

(?) -->>> Lúc ngoài đường tôi có rất nhiều ý tưởng “xuất thần”, nhưng về đến nhà, ngồi vào bàn rồi lại không nghĩ ra nổi?

Không gian gần gũi với thiên nhiên như: biển, sông, hồ nước, núi, hay chỉ là nơi có cây cối... đều rất dễ khơi gợi trực giác. Vì trực giác gần với sức mạnh lớn lao của Tự nhiên

Còn lúc ngồi vào bàn làm việc, áp lực phải cho ra một kết quả khiến bạn khó định tâm để mở rộng tư duy. Thế nên nhớ luôn mang theo mình cuốn sổ tay nhỏ, để ghi chép tất cả những gì bạn nghĩ ra được, để bạn khỏi quên khi về nhà

Nhưng cũng hãy cẩn thận với những suy nghĩ lúc đang đi đường nhé! Đúng là tâm trí thả lỏng, bạn có thể tự do suy nghĩ, nhờ đó dễ kết nối với trực giác hơn. Nhưng bạn biết chứ, khi đi đường cũng là lúc bạn nghĩ linh tinh nhiều nhất. Những câu chuyện vụn vặt sẽ làm tâm trí bạn “phân mảnh”, trừ khi loại bỏ được các cảm xúc nhỏ nhặt và hướng đến những mục đích cao đẹp. Thế làm sao để phân biệt giữa âm thanh từ trực giác và tâm cảm? Thì đây:

(?) -->>> Trực giác của tôi mách bảo là tôi nghỉ việc đi, nhưng mẹ tôi lại nói suy nghĩ đấy là vì tôi không đủ khả năng làm việc gì lâu dài. Làm sao tôi biết mình đang lắng nghe trực giác, thay vì tâm cảm?

Bạn hãy đánh giá các khả năng. Bắt đầu thử với các câu hỏi, ví dụ: “Mình sẽ ở lại làm việc”, rồi thử tiếp “Mình sẽ gửi CV đi chỗ khác”, “Mình sẽ nỗ lực làm việc hiện tại, và sẽ xem xét lại quyết định sau sáu tháng.” Hãy thử kiểm tra phản ứng của bạn với mỗi quyết định cho đến khi bạn cảm thấy bình thản với các phân tích của mình. Bạn sẽ biết mình nên làm gì và mình làm thế vì gì

Khi nghe được tiếng gọi của trực giác rồi, có thể bạn sẽ một lần nữa phải “đánh vật” với cảm xúc:

(?) -->>> Điều trực giác mách bảo là điều tôi không thích, không muốn thì sao?

Lời mách bảo của trực giác đôi khi (và rất nhiều khi) không phải là những gì bạn thật sự muốn nghe. Nhưng để tin tưởng trực giác, bạn phải bỏ qua những gì bạn mong muốn. Bởi vì có thể mong muốn đấy của bạn xuất phát từ hiểu nhầm về bản thân (và cả người khác nữa). Rất nhiều khi trực giác muốn bạn bước ra khỏi vùng an toàn để đến với những điều lớn hơn. Nhưng bạn lại cảm thấy sợ hãi, không an toàn. Hãy dũng cảm vượt bỏ nỗi sợ, giới hạn của bản thân. Một cái kết có hậu đang chờ bạn phía trước

(còn nữa)

(Tham khảo ngay cuốn sách NGAY BÂY GIỜ TRỰC GIÁC SẼ GIÚP BẠN SẮC BÉN - James Biết Tuốt)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147