Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

“Đi Làm Có Vui Không?” 18 Lời Khuyên Để Hạnh Phúc Hơn Nơi Văn Phòng

By: OopsyAdmin, 2019-10-26 16:25:29

'Sống phải vui. Muốn vui nhất định phải hạnh phúc'
18 lời khuyên để hạnh phúc hơn nơi văn phòng

...
..
.

Đời ấy mà, sống là phải vui! Làm việc cũng phải hạnh phúc!

Trong một cuốn sách mới đây anh James Biết Tuốt nói “Sống một đời tốt đẹp mà được hưởng điều vui vẻ, đấy gọi là hạnh phúc.” Nhờ có hạnh mà được phước – phúc. Cho nên 18 điều sắp kể ra dưới đây chính là để bạn có thể làm thật tốt công việc nơi văn phòng. Mỗi ngày làm tốt hơn một chút sẽ được thêm phước đức. Đấy là mấu chốt để sống vui! ^^

Có người nói niềm vui trong công việc phụ thuộc vào mức độ người ta yêu thích công việc đó. Có lí. Nhưng bất kể bạn làm công việc gì, hễ có nỗ lực, sẽ có đam mê, có cống hiến sẽ nhận lại trí tuệ và giá trị, và đó mới là một người đáng trọng. Như thế thì, đương nhiên sẽ có niềm vui!
Một vài điều dưới đây có thể không liên quan trực tiếp đến công việc nhưng sẽ hữu ích

 KHÔNG GIAN LÀM VIỆC:

1. Kiểm tra ánh sáng

Thử đưa tay lên trước trán xem, nếu mắt bạn cảm thấy dễ chịu hơn thì chứng tỏ là không gian bạn ngồi đang quá sáng đó

2. Điều chỉnh ghế cho phù hợp

Ghế ngồi ở văn phòng thường là loại ghế có thể tùy chỉnh độ cao. Bạn nên điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao của mình, sao cho có tư thế ngồi thoải mái nhất

3. Ngồi thẳng lưng và hạ thấp vai

Tư thế này sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn đấy. Một số người để ghế quá thấp có thể khiến vai phải đẩy lên cao khi gõ bàn phím, dẫn đến nhanh mỏi vai hơn. Giữ thẳng lưng giúp thân thể ổn định, suy nghĩ thông suốt hơn

4. Sắp xếp không gian tạo cảm giác dễ chịu

Một số vật dụng để bàn có thể giúp bạn sắp xếp bàn làm việc gọn gàng hơn. Bạn cũng có thể mua thêm lịch bàn hoặc đèn bàn có độ sáng phù hợp

Nói về việc sắp xếp bàn làm việc, những gì bạn đặt lên bàn không chỉ tác động tới bạn mà còn là một thông điệp, thông báo về bạn tới những người xung quanh. Để biết thêm về “nghệ thuật” sắp xếp bàn làm việc một cách khôn ngoan, mời tìm đọc thêm cuốn Hôm ấy cùng nhìn qua ô cửa sổ văn phòng, chúng ta đã mỉm cười

5. Định kỳ, dành thời gian dọn sạch các giấy tờ không cần thiết

Giấy tờ lẻ tẻ theo thời gian có thể được chất thành đống. Việc dọn dẹp chúng còn có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và lúc đang gặp vướng mắc hoặc không nghĩ được gì.

NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT TRONG NGÀY:

6. Đừng bao giờ vội vàng ra quyết định qua điện thoại

Thay vì đáp “được” hãy nói “tôi sẽ trả lời bạn sau”. Khi giao tiếp qua điện thoại chúng ta có xu hướng dễ đáp ứng mong muốn, yêu cầu của người khác hơn. Vì thế bạn có thể vội vàng đồng ý một điều mà chưa cân nhắc kĩ

Các quyết định nên được đưa ra và xác nhận qua email hơn là qua điện thoại

7. Xử lí các cuộc gọi hoặc email khó càng nhanh càng tốt

Chúng ta thường dễ trì hoãn trước một việc khó, nhưng càng trì hoãn chỉ càng làm nó khó hơn. Và trong thời gian đó ta cũng không thể chuyên tâm làm các việc khác vì một thứ gọi là Hiệu ứng Zeigarnik. (muốn biết thêm về hiệu ứng này, mời đọc cuốn Những vết thương thanh xuân)
Tập trung giải quyết thật nhanh những việc khó, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và có thêm động lực làm những việc khác

8. Khi nhận một việc gì, hãy nghĩ rằng đó là việc mà bạn phải làm vào tuần tới

Đặt một việc ở ngay trước mắt, bạn sẽ cân nhắc để thật sự có thể hoàn thành chúng. Cách này giúp bạn tránh được việc đồng ý nhận việc chỉ vì cho rằng việc này “còn lâu mới phải xong” hoặc nhận một việc quá sức mình.

9. Thành thật về cách bạn sử dụng thời gian

Bạn cảm thấy việc ngập đầu, nhưng bạn có thực sự làm việc chăm chỉ không? Bạn dành bao nhiêu thời gian để lướt internet, trò chuyện trên điện thoại hoặc với đồng nghiệp, tìm kiếm những đồ để lạc giữa đống lộn xộn, hoặc làm một việc mà đúng ra là việc của người khác?

10. Đi ra ngoài ít nhất một lần trong ngày, và nếu có thể, hãy đi bộ

Ánh sáng Mặt trời và việc đi lại tốt cho sự tập trung, tâm trạng và việc ghi nhớ thông tin

11. Có thời gian nghỉ giải lao

Ngay cả khi bạn không thể ra ngoài, hãy nghỉ giải lao mười phút mỗi giờ. Các nghiên cứu cho thấy thời gian giải lao giúp nâng cao mức độ bền bỉ của bạn

12. Đừng để mình quá đói

13. Bỏ qua những gì bạn không cần biết

Những mẩu chuyện spam nơi văn phòng chẳng hạn.
(Tác giả Hạo Thái có hẳn một bài nói về việc ứng xử với spam nơi văn phòng đó. Vẫn trong cuốn Hôm ấy, cùng nhìn qua ô cửa sổ văn phòng chúng ta đã mỉm cười.)

14. Học cách làm chủ các thiết bị công nghệ

Đây có thể là điều khó nhất: làm sao để bạn không bị phân tâm và bị “săn lùng”. Tắt email, điện thoại, ngắt kết nối internet… nói chung, hãy tìm cách thiết lập giới hạn để có thể tập trung khi cần và thảnh thơi một số lúc

15. Tử tế với đồng nghiệp

Đây là cách hành xử đúng đắn, và chỉ mang lại lợi ích cho bạn. Chẳng hạn, nếu bạn nổi nóng và làm mối quan hệ với một đồng nghiệp thêm căng thẳng hoặc lúc nào cũng cáu kỉnh với mọi người, thì họ cũng có xu hướng ít kiên nhẫn và thiếu hợp tác hơn. Và rồi điều đó lại làm bạn nổi nóng hơn nữa. Đấy là một vòng quay tệ hại

Một vài điều nhỏ nhỏ. Mỗi ngày bạn đều có thể nghĩ ra thêm một điều, một số điều để cải thiện công việc và môi trường làm việc, để đời sống văn phòng trở nên hạnh phúc hơn

 

“Đi làm có vui không?”
Hãy tự cho mình một câu trả lời “có” ;)

Một tuần cống hiến và nhiều niềm vui nhé!

- John Lạc Quan -
(tham khảo: Psychologytoday.com)

----------
Đừng quên tìm đọc một cuốn sách tâm lí văn phòng nhất-định-phải-đọc, cuốn sách này còn là tấm bản đồ truy tìm chỗ làm lí tưởng và trang bị tất cả các kĩ năng phải-có khi đi làm 

Chi tiết ở đây nhé: http://bit.ly/Homaycungnhinquaocua


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147