Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Lối mòn của tư duy cảm tính: chúng ta đã ảo tưởng sức mạnh của chính mình như thế nào?

By: OopsyAdmin, 2019-01-13 11:11:31

Từ một lượng thông tin hữu hạn và một sự thông hiểu có hạn, nếu tư duy theo cảm tính, bạn sẽ nhìn ngay ra một mối liên hệ, anh ta ghép chúng lại thành nhóm, và tái cấu trúc thành một câu chuyện mạch lạc, coi đây là câu chuyện đáng tin.

oopsy, tư duy, cảm tính, tâm lý học, tâm lý, cộng đồng, suy nghĩ

Anh bạn cùng lớp của tôi không phải cao thủ đánh bừa, làm bất động sản không thể nhanh giàu. Cao thủ đánh bừa chỉ là thứ có trong đầu óc của chúng tôi, kinh doanh bất động sản để giàu chỉ là một niềm tin mơ hồ của chúng ta.

Tự nhiên tôi giật mình nghĩ đến quảng cáo. Tôi từng đến một trường học quốc tế, người ta tạo ra rất nhiều thứ để chứng tỏ đây là một ngôi trường giàu có với trang thiết bị hiện đại. Bên trong có một khu sảnh rộng, trưng bày chân dung của những học sinh có thành tích xuất sắc.

Danh sách không có nhiều, 20 bạn là cùng. Phụ huynh đến trường, ai cũng tin đây là một trường chuẩn hiện đại, học sinh rất tài năng. Họ kết luận: Đây là một ngôi trường đáng tin và tôi muốn cho con học ở đây. Dựa vào cảm tính, các bậc phụ huynh đã đưa ra một phán đoán trên những biểu hiện của số ít, để đánh giá nhanh về một toàn thể.

Những ấn tượng ban đầu rất dễ đánh lừa tư duy cảm tính. Muốn đánh giá, phải nhìn vào cả quá trình. Phải nhìn vào điểm tổng kết của thằng bạn cùng lớp; nhìn đến kết quả cuối cùng của những người đặt niềm tin vào chứng khoán, bất động sản; nhìn vào quá trình thay đổi của học sinh khi chuyển trường.

Cảm tính tính toán thế nào?

Làm bài trắc nghiệm ai cũng biết có cách làm nhanh nhất, đấy là: Đánh bừa. Ngày xưa làm trắc nghiệm Toán có cậu bạn bày cho cả lớp cách đánh bừa, đó là câu trả lời thường nằm ở đáp án C, và ưu tiên số hai là đáp án B. Thế là cả lớp như “chết đuối vớ được cọc,” cứ câu nào bí thì khoanh C luôn, C nhiều quá thì khoanh thêm B (nghĩ lại thấy mình “ngu” thật, lúc sắp “chết” nói gì cũng tin!
Có lần tôi bí một câu, đang định khoanh C thì biết chắc C không đúng.

Tâm lý, oopsy, tư duy, suy nghĩ, cảm tính

Tôi cũng chẳng hoài nghi gì cái “kế sách” của thằng bạn, tôi chuyển sang khoanh B thôi, dù câu A cảm giác đúng hơn. Thế rồi, vì học dốt nên chẳng bao giờ nhìn kết quả xem mình làm đúng hay sai (đằng nào chả là đánh bừa). Nhưng từ đấy tôi luôn nghĩ thằng bạn tôi nó mách đúng. Hôm làm IQ Test để xin việc, tôi cứ khoanh C rồi B. Mà giờ nghĩ lại, làm sao nó thống kê được C đúng nhiều nhất, B đúng nhiều nhì nhỉ?

Một ngày nọ, lớp tôi có người khoanh bừa mà được 9 điểm, lần tiếp theo được 8, tiếp lại được 7. Mọi người liên tôn cậu ta lên: CAO THỦ. Rồi lần kiểm tra tiếp theo nữa, ai cũng muốn hỏi được cao thủ kia mấy câu, chép được cả là tốt nhất. Thế mà tôi chép xong được có 3 điểm (số mình đen hay sao?).

Đến cuối kì, biết điểm tổng kết cậu ta, tôi và mọi người mới nhận ra, cậu ta không phải cao thủ, cậu ta hoàn toàn là ăn may. Điểm tổng kết cậu ta có khác mấy gì của tôi. (Tức là tổng trung bình các hệ số vào xong mới thấy là lúc này may được, thì lúc sau lại tụt xuống.) Làm tôi nghĩ đến mấy ông bác hay chơi cờ bạc ăn tiền, hôm nào “đỏ” thì rất hăng say, thích thú.

Thế nhưng chẳng nghĩ đến các hôm khá! Nếu nói là chơi vì tiền, thì tính ra bằng 0 cả. Tôi lại nghĩ tiếp đến mấy anh chơi chứng khoán, mấy chị đầu tư bất động sản. Cái thứ “ăn may, lộc lá” đấy hình như không có thật.

Cách đánh bừa này gọi là cảm tính. Hễ có cảm tính là chúng ta đưa ra các phán đoán như vậy đấy. Ba lần đánh bừa mà đều từ 7 điểm trở lên => Ta kết luận ngay đây là cao thủ. Đầu tư bất động sản cả năm lãi to => Ta kết luận luôn làm bất động sản nhanh giàu ghê.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147