Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Nghịch Lí Của Sự Yêu Thương: Càng Nhiều Càng Vô Cảm, Càng Ít Càng Tự Ti, Độc Ác

By: OopsyAdmin, 2020-01-13 12:53:53

Cách thức, thái độ, cảm xúc của một người với thế giới được coi là tính của người đấy. Và tính này được đánh giá tích cực không phải bởi bản thân người đấy mà bởi người ngoài. 

Kẻ lúc nào cũng cười, đến đám tang hắn cũng cười hềnh hệch, trông như kẻ điên, chúng ta bảo ‘‘Tên này dở hơi, tính tên này hâm hâm.’’ Bởi vì trong đối xử, với chúng ta, chúng ta thấy thế không phải là vui vẻ, không phải hài hước. Hoặc là có một người suốt ngày đi trêu chọc mọi người, lúc nào họ cũng trêu chọc. Chúng ta nói: “Thằng này có tính xấu, nó hay trêu chọc người ta,” hoặc “Tính thằng này dở, không chơi được.” Tất cả những tính cách, những cách ứng xử với bên ngoài đạt được do sự yêu thương. Nguyên tắc là thế nào? 

tâm lý, oopsy

Nếu sự yêu thương ngày càng nhiều, tức là nếu đủ vốn đầu tư yêu thương thì đứa trẻ sẽ vô cảm. Yêu thương như một món đầu tư. Nếu như yêu thương rất nhiều thì đứa trẻ sẽ vô cảm, đứa trẻ sẽ không biết ứng xử (theo nghĩa là nó hơi láo toét.) Nếu yêu thương rất ít, thì bản chất của đứa trẻ là, ứng xử của nó thường mang một trong hai tính chất: (i) nó vô cùng tự ti, hoặc (ii) nó vô cùng độc ác.

Còn yêu thương vừa phải, tức là nó cân bằng được với khả năng trừng phạt. Trong một gia đình bình thường, thường là nó bắt đầu được học thế nào là vừa phải. Nhưng mức “vừa” này rất khó định lượng. 

Tuy nhiên, có hai mức chúng ta rất dễ định lượng: 

Rất nhiều yêu thương: Chúng ta rất biết cách định lượng thế nào là rất nhiều yêu thương. Chẳng hạn, con cái đến nhà người ta đập cả bình hoa, bố mẹ vội vàng đến xin lỗi, sau đó còn nói: “Ôi con ơi, con đập bình hoa giỏi quá.” Đấy là yêu thương rất nhiều.
     
Yêu thương rất ít tức là gặp chuyện gì cũng đánh đứa trẻ, thậm chí chẳng có chuyện gì cũng đánh nó. Bố mẹ về nhà bực là “sút” cho một cái, hoặc về nhà đang ngồi thấy con khóc liền chửi “Câm mồm cho ta, đừng có khóc nữa.” Đấy là rất ít yêu thương và nó khiến đứa trẻ tự ti hoặc là trở nên độc ác. 

Mức vừa phải bắt đầu giúp cho đứa trẻ tiếp thu được cách ứng xử. Chỉ có sự vừa phải thôi! Người ta tốt là khi người ta được yêu thương vừa phải. Còn người nào được yêu thương quá đều biến thành độc ác.

Nói đơn giản, quy luật yêu thương này tồn tại khắp trong lịch sử loài người. Nếu chúng ta có một cô sủng phi của một ông vua và cô này được cực kỳ yêu thương thì cô ta sẽ biến thành kẻ không biết ứng xử, kẻ nông cạn, kể cả cô ta từng rất thông minh. Nếu cô ta được yêu thương cực kỳ ít thì hoặc cô ta rất tự ti hoặc cô ta biến thành độc ác và ghen tị với tất cả mọi người. Bởi vì người ta cảm thấy yêu thương đằng nào cũng không có. Và khi lớn lên, kể cả khi được người khác yêu do hình dáng xinh đẹp hoặc do đẹp trai hoặc là do khéo ăn nói, hay do bất kể điều gì, thế nhưng trong lòng người ta, thực ra rất tự ti hoặc là rất độc ác.

**********

Trích sách: Tôi đã sinh ra một lần nữa - vài trò bựa khôi hài sẽ giúp bạn kiến tạo một hạnh phúc dài lâu trong chính gia đình mình!

TÔI ĐÃ SINH RA MỘT LẦN NỮA | OOPSY>

Làm sao để những lời bố mẹ mắng không làm ta đau đớn đến thế? Làm sao để mỗi cuộc xung đột với anh chị em ta không khiến ta quặn lòng đến thế? 

Làm sao để ngôi nhà là một mái ấm, và ta không chỉ hiểu chính mình như một thành viên gia đình mà còn hiểu gia đình như những gì cấu thành mình?

Đây là cuốn sách dành tặng bạn, để bạn SINH RA MỘT LẦN NỮA, vài trò bựa khôi hài sẽ giúp bạn kiến tạo một hạnh phúc dài lâu trong chính gia đình mình!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147