Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Phải làm gì để vượt lên "cá nhân" trong phát triển cá nhân?

By: OopsyAdmin, 2018-09-20 16:31:08

Chúng ta xem xét phát triển cá nhân chủ yếu ở “cá nhân”, điều gì đó chúng ta làm cho chính mình để trưởng thành, phát triển. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, điều này có vẻ khá rõ ràng. Nhưng nếu khái niệm dường như tự giải thích của phát triển cá nhân đang lạc đường?

1. Nhìn lại một số định nghĩa

Wikipedia coi phát triển cá nhân như một quá trình đạt được tự nhận thức, phát triển tài năng và mong muốn hướng tới cuộc sống chất lượng cao. Các từ điển trực tuyến Oxford đưa ra giả thuyết phát triển cá nhân là “quá trình tính cách hay năng lực của một người dần dần phát triển”. Từ điển trực tuyến Cambridge giải thích phát triển cá nhân trong phạm vi công việc, quan niệm nó là “quá trình cải thiện kĩ năng và tăng cường kinh nghiệm bạn có trong công việc của bạn”

Thực tế những định nghĩa khác nhau cho thấy khái niệm phát triển cá nhiên khó nắm bắt. Tuy nhiên điểm chung về cơ bản liên quan đến đầu tư vào chính mình: Chừng nào chúng ta tập trung vào bản thân, tiếp tục nuôi dưỡng năng lực của mình, chúng ta tích cực tham gia vào quá trình chuyển biến của phát triển cá nhân.

Vậy đạo đức nằm ở đâu?

Chúng ta có thấy sự thiếu vắng của yếu tố đạo đức, có nhận ra đấy thực sự là vấn đề? Yếu tố đạo đức chưa rõ ràng trong quan niệm về phát triển cá nhân. Sự phát triển của một con người đòi hỏi toàn diện ở các mặt đời sống, trong khi các định nghĩa chủ yếu nói tới yếu tố khả năng, nhận thức. Nếu không có sự gìn giữ, hoàn thiện về đạo đức, sự phát triển ở các yếu tố khác có còn giá trị?

Đạo đức vẫn là nền tảng để đánh giá con người từ cổ chí kim. Đạo đức bắt nguồn từ những điều gần gũi như nói thật, đúng giờ, có trách nhiệm, hoà ái, kiên nhẫn… Mỗi người từ đạo đức bên trong sẽ định hình nhân cách bộc lộ ra bên ngoài.

Yếu tố đạo đức cũng có sự liên đới, gắn liền với các yếu tố khác trong phát triển cá nhân. Những người có đạo đức hướng tới những điều tích cực, tâm hồn thanh sáng giúp họ đạt đến sự tự tại, thanh thản, hạnh phúc. Ngược lại, những người luôn nghĩ đến lợi ích cá nhân, tranh đoạt, nóng giận thường xuyên trong sự nặng nề, mệt mỏi. Năng lượng tích cực hay tiêu cực bạn tích trữ tác động trực tiếp tới sức khoẻ thân thể, như người ta thường nói về tâm bệnh. Đạo đức giúp tâm thoải mái, thân nhẹ nhàng, bởi vậy trí tuệ sáng suốt và nâng cao hơn. Thông qua đó, những năng lực tiềm tàng cùng sự rèn luyện kĩ năng dễ dàng phát triển. 

Yếu tố đạo đức còn có những đóng góp thiết thực cho thành công ở các công việc cụ thể.  Người ta cũng kiểm nghiệm được các mối liên hệ. Ví dụ công thức nổi tiếng về thành công có ba thành tố: Thái độ, kĩ năng, kiến thức. Thái độ thuộc về đạo đức, thành tố không thể thiếu để chinh phục thành công. Dù kiến thức chuyên môn, kĩ năng làm việc thành thạo đến đâu, những thái độ tiêu cực như coi thường, lười biếng sớm muộn cũng làm hại bạn.  

tâm lý, oopsy

2. Nên hiểu “cá nhân” là thế nào?

Ở đây có sự khuyết thiếu nữa. Ai cũng biết tầm quan trọng của việc trở nên tự nhận thức, biết mình là ai và có trình độ trong lĩnh vực phù hợp tài năng của mình. Song đây mới chỉ là bước đầu tiên hướng tới trở thành người trưởng thành như chúng ta mong mỏi. Các biểu hiện của phát triển cá nhân đòi hỏi hành động, hành vi vượt lên cách tiếp cận tự cho mình làm trung tâm.

Trong thập niên 1940, nhà tâm lí học Abraham Maslow nổi tiếng thấy “phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ” như là mức độ cao nhất của thành tựu trong đời sống con người (Maslow, 1943). Ông lập luận rằng phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ là sự hiện hình của phát triển con người đầy đủ. Những người đạt được nó đã với tới tiềm năng đầy đủ của mình, được ban cho sự trải nghiệm bản ngã, thưởng thức trải nghiệm đỉnh cao và sống theo mơ ước.

Vào cuối thập niên 1960, tuy nhiên, Maslow bắt đầu nghi ngờ học thuyết của mình (Maslow, 1969). Ông nhận ra việc theo đuổi phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ chỉ chứng minh được đến khi thoả mãn nó. Sau đó sự ham mê thái quá với bản thân có thể kéo dài sự truy tìm cao thượng cho trưởng thành cá nhân, khiến chúng ta bộc lộ việc tự đề cao cá nhân. Người có sự quan tâm thực sự trong phát triển cá nhân, ông nghĩ, cần di chuyển sự tập trung vào chính họ và bắt đầu tập trung vào thế giới xung quanh họ. Maslow gọi quá trình này là “sự tự siêu nghiệm”, có nghĩa đen là “vượt lên trên chính bản thân mình”.

Sự tự siêu nghiệm đi theo sau phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ - phạm vi chúng ta hành động theo sự tự mãn. Ngược lại sự tự siêu nghiệm đòi hỏi chúng ta buông bỏ bản ngã, những mối quan tâm về bản thân. Mối quan tâm này bao gồm cả sự kiêu căng trong những kĩ năng chúng ta sở hữu và trong trình độ chúng ta cố gắng tích luỹ. Sự tự siêu nghiệm được giải phóng, giải thoát chúng ta đến hoạt động vì mục đích cao cả hơn (Maslow, 1969).

3. Phát triển cá nhân đích thực là gì?

Có thể tóm tắt phát triển cá nhân như một quá trình hai giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm mục tiêu phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ thông thường. Chẳng hạn như phát triển tự nhận thức và đặc tính, thu được tri thức chuyên môn và nuôi dưỡng khả năng cá nhân. Giai đoạn hai sau đó cần phải có sự chuyển tiếp then chốt để vượt lên bản thân mình (sự tự siêu nghiệm). Điều này truyền bá sự thiện chí của chúng ta tới xã hội rộng lớn hơn, làm phong phú thêm trải nghiệm cá nhân của người khác. Phát triển cá nhân vượt xa cá nhân trong ý nghĩa này. Còn yếu tố đạo đức sẽ đặt ra yêu cầu xuyên suốt ở cả hai giai đoạn.

Tuy nhiên hai giai đoạn này không có sự tách bạch hoàn toàn, có thể song song tồn tại hoặc ở các chu kì liên tục nối tiếp nhau. Tiêu chuẩn tối cao cho từng giai đoạn rất vô cùng, chúng ta chỉ có thể nỗ lực hết mình trong từng chặng đường. Sự tự nhận thức, tu dưỡng, nâng cao bản thân giúp chúng ta hướng nội, cải sửa thế giới bên trong mình. Sự vững mạnh từ bên trong trở thành nền tảng để chúng ta đối diện với thế giới bên ngoài, tự giúp bản thân tốt sẽ giúp được cả những người khác. 

Chúng ta đều biết xã hội vô cùng phức tạp, đối diện với thế giới bên ngoài không đơn giản. Nếu chúng ta chỉ sống cho bản thân, không nghĩ cho người khác, sự va đập của các thế giới cá nhân trương phình trong mỗi người sẽ tạo ra cái ác, tổn thương không dứt. Vì vậy chúng ta còn phải đề cao thiện tính, quan tâm đúng mực, đối xử tốt với mọi người. Giai đoạn sau này giúp củng cố sự phát triển cá nhân, hoàn chỉnh nhân cách, khiến thế giới bên trong thêm lớn mạnh. 

Chu trình bổ sung lẫn nhau của hai giai đoạn cứ thế liền lạc, tiếp nối. Giống như bánh xe muốn tiến lên phía trước, chúng ta cần kiên trì cung cấp năng lượng đẩy nó đi. Quá trình này thực sự lâu dài, gian nan nhưng cũng rất vinh quang. 

Tại sao nhấn mạnh yếu tố đạo đức cùng các yếu tố như tâm lí, thể trạng, trí tuệ, kĩ năng? Có thể nói đạo đức là các biểu hiện bề mặt của sự vận hoá đúng đắn các qui luật tạo hoá, tự nhiên, xã hội ở mức con người nhận thức được. Đừng chỉ giới hạn đạo đức ở đức tính con người cụ thể.

Chúng ta là phần tử nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Sự tự nhận thức, nâng cao bản thân giúp chúng ta khám phá sự diễn hoá vĩ đại của vũ trụ bên trong chính mình. Sự tác động trở lại với thế giới bên ngoài giúp chúng ta thấu hiểu các cá nhân khác, có cơ hội hoà mình vào dòng chảy lớn lao của vũ trụ. Đó là những điều kì diệu vũ trụ ban tặng cho chúng ta, đẩy chúng ta vượt lên giới hạn của chính bản thân mình.

Tham khảo: psychologytoday.com
 


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147