Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Sự thật về cảm xúc của chúng ta

By: OopsyAdmin, 2018-07-07 02:39:52

Để hiểu đầy đủ về cách làm chủ cảm xúc (tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn bã và thậm chí ghê tởm) một cách rõ ràng, trước tiên chúng ta phải hiểu mục đích của cảm xúc. 

Bằng nhiều cách, xã hội mà ta đang sống đã tạo ra những quan điểm sai lệch về mục đích thật sự của những nếm trải cảm xúc của chúng ta, vốn gây ra sự bối rối rằng tại sao nhiều người trong chúng ta lại phải vật lộn với "quá nhiều" trải nghiệm cảm xúc đến vậy. 

Họ thường phản ứng lại với các trải nghiệm cảm xúc như: 
- "Tôi dễ giận dữ" hoặc
-  "Sự lo lắng của tôi thật tệ"
Đó là những than phiền phổ biến của những người hay phải đấu tranh với những tâm trạng cảm xúc của mình. 

Sự thật về cảm xúc cốt lõi nằm ở chỗ: Các cảm xúc của chúng ta có mục đích nhằm phục vụ tính thích nghi trong cuộc sống để giúp chúng ta có thể tồn tại như cách ta điều chỉnh thế giới của mình. Nói cách khác, nhiều cảm xúc mà chúng ta cảm thấy không thoải mái như buồn bã, tức giận, sợ hãi và lo lắng đều được thiết kế để giúp chúng ta ứng phó với các mối đe dọa khác nhau như tình huống sống/chết, sự khinh bỉ xã giao, khả năng làm hỏng hợp đồng kinh doanh trong tương lai hoặc xử lí hậu sự của người thân. 

Một ví dụ điển hình là nhiều người thường trở nên căng thẳng (hay lo lắng) về một kỳ thi sắp tới. Tác dụng của sự lo lắng trong trường hợp này là để ta cần chuẩn bị cho mối lo ngại trong tương lai thông qua việc học tập (đó là nỗ lực để tránh bị thi trượt). Việc hiểu được mục đích của cảm xúc ở mức độ cốt lõi có thể giúp chúng ta hiểu được "những rối loạn" của cảm xúc và cũng như trong việc làm chủ những cảm xúc này trên cơ sở tình huống đặt ra. 

Sự thật về cảm xúc của chúng ta

Tác dụng của các tâm trạng cảm xúc đặc trưng

Trước khi thảo luận về các rối loạn cảm xúc, điều quan trọng là ta sẽ nhấn mạnh mục đích cụ thể của những cảm xúc khác nhau. Tin hay không tùy bạn, nhưng những cảm xúc từ đáy lòng của chúng ta đều phục vụ cùng một mục đích và đều đòi hỏi những phản hồi nhất định. Cụ thể hơn, cảm xúc của chúng ta cảnh báo chúng ta cần phải chú ý đến những sự kiện cụ thể bên trong lẫn bên ngoài mà sau đó thúc đẩy chúng ta thực hiện một hành động nào đấy. 

Ví dụ, sự tức giận, sợ hãi, buồn bã và ghê tởm liên quan đến việc chú ý tới những nguy cơ hiện tại dưới nhiều hình thức khác nhau, thường bao gồm sự khinh bỉ xã giao (tức giận), giữa sự sống và cái chết (sợ hãi và thường tức giận), mất mát hay buồn phiền (buồn bã) và ô uế (ghê tởm). Hay như, sự lo lắng liên quan đến việc chú ý những mối lo ngại trong tương lai và cũng được gọi là "chuẩn bị đối phó" vì nó liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn hoặc đe dọa. 

Khi những tình huống này xảy ra, cơ thể chúng ta thường phản ứng như thể nó "biết phải làm gì", và sự thật đúng là thế, tin hay không tùy bạn, thân thể chúng ta được thiết kế ra nhiều nhiều triệu năm trước để biết nó phải làm gì trước các tình huống, chỉ là tâm trí của chúng ta thấu hiểu thân thể được đến mức nào để xử lí đúng.

Nói chung, cảm xúc của chúng ta phát sinh với mục đích tốt đẹp là cố gắng để giúp ta làm chủ tình huống hiện tại hoặc sắp tới mà KHÔNG làm tổn thương hay ảnh hưởng tới người khác – cho dù nhiều người trong chúng ta đều không thoải mái khi trải qua những cảm xúc này.

Vậy còn các triệu chứng và chẩn đoán mà chúng ta gọi là rối loạn cảm xúc? 

Như đã nói ở trên, cảm xúc trong chúng ta cũng như chính bản thân chúng thường không bao giờ là vấn đề vì những cảm xúc này có ý nghĩa giúp chúng ta điều chỉnh những thách thức hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng (thông qua di truyền học cùng với kinh nghiệm học hỏi) lại trải qua cảm xúc bình thường theo một kiểu rối loạn. 

Nói cách khác, nhiều người trong chúng ta phát triển sự rối loạn cảm xúc (hoặc những người tuy không phát triển nhưng trải qua những cảm xúc cường độ cao thông qua quá trình học hỏi) cảm thấy những cảm xúc bình thường lại quá căng thẳng với họ và khiến họ phát triển những cách để đối phó với điều đó mà trớ trêu thay lại đem lại kết quả trái với mong đợi và làm nặng nề thêm tâm cảm. Như vậy, ta có thể hiểu rằng việc rối loạn cảm xúc phổ biến hơn hẳn những điều được xác nhận bởi các tài liệu nghiên cứu trước đây.

sự thật về cảm xúc của chúng ta

Đặc biệt, những cá nhân phát triển sự rối loạn cảm xúc (rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, trầm cảm, rối loạn lo âu phổ biến, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, v…v) khi trải qua những cảm xúc bình thường nhất theo một cách lộn xộn, rối rắm đều khiến nảy sinh một hình mẫu cá nhân cố gắng "thoát khỏi "những trạng thái cảm xúc theo những cách sai lệch với mong đợi và tạo ra nhiều rối loạn hơn. 

Việc tránh những tình huống mà những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra, những việc như phủ nhận ( "Tôi sẽ không nghĩ về nó"), những sự mất tập trung, những sự giả tạo (rửa tay, kiểm tra các hành xử, tìm kiếm bảo đảm) và lối cư xử trốn tránh (rời buổi tiệc sớm, mua sắm trong suốt giờ không phải là giờ cao điểm) là những ví dụ phổ biến về các chiến lược "cấp cứu tạm thời" cho mớ cảm xúc tiêu cực, nhưng lại khiến cho chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn trong thời gian dài. 

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh chứng rối loạn cảm xúc thể hiện rõ ở các biểu hiện như: 

- Những phương thức ứng xử với cảm xúc yếu kém (tức giận, hoảng loạn, ám ảnh…),
- Sự khó khăn bế tắc trong tư duy suy nghĩ (…), 
- Các hành vi trốn tránh (phủ nhận, giả tạo),
đều gây phản tác dụng mà càng khiến tâm cảm thêm nặng nề. 

Nói tóm lại, vốn dĩ những cảm xúc có ý nghĩa nhằm giúp chúng ta tránh tổn thương khi chúng ta trải qua nó với các cách thức đúng đắn, không né tránh.
Nhưng với cách ứng xử mang tính phủ nhận, sai lệch, “cấp cứu tạm thời” với các cảm xúc này lại có thể khiến chúng ta trở nên khó chịu hơn và tệ đi trong thời gian dài – từ đó nảy sinh ra chứng rối loạn cảm xúc.

Tổng kết lại, khi gặp các tình huống phát sinh cảm xúc giản đơn, bạn có vài cách xử lí hữu hiệu sau:

- Đối mặt với nó mà không né tránh, không phủ nhận
- Có thể thừa nhận các cảm xúc một cách thoải mái như: Tôi đang giận dữ, tôi đang khó chịu
- Suy nghĩ về nguyên nhân các cảm xúc nảy sinh, ví dụ tự đặt cho mình các câu hỏi như: Cơn giận dữ ấy đến từ điều gì, do tâm lí nào trong mình, mình đang trốn tránh điều gì?
- Suy nghĩ về hậu quả có thể dẫn đến với các cảm xúc đấy.
Chính bởi vậy, việc hiểu được bản chất về chức năng của những cảm xúc giản đơn nảy sinh của chúng ta và học những cách hữu hiệu để điều chỉnh những cảm xúc này sẽ giúp ta sống một cuộc sống trọn vẹn mà không bị chi phối lệ thuộc bởi “tâm cảm”.


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147