Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Sức mạnh của sự lười biếng!?!

By: OopsyAdmin, 2018-06-25 02:33:00

Bạn có biết "căn bệnh" lười biếng, trì hoãn là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên của cơ thể mà bất cứ ai cũng mắc phải?

Về mặt tâm lí, não người luôn luôn tìm cách tiết kiệm năng lượng. Tức là nó sẽ luôn ưu tiên những việc tốn ít năng lượng, đơn giản, dễ dàng hơn và ngại những việc quá phức tạp.

Ngoài ra, vào mùa đông, cơ thể sản xuất nhiều hormone melatonin hơn làm cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến chúng ta trông có vẻ lười hoạt động hơn. Vì vậy, nếu đánh giá chung thì có vẻ như chúng ta "lười biếng quanh năm". 

Sức mạnh của sự lười biếng

Thực tế, Bill Gates còn cho rằng: “Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Ngoài ông, rất nhiều nhà lãnh đạo khác cũng có xu hướng chọn người lười biếng để làm những nhiệm vụ quan trọng mà người chăm chỉ chưa chắc đã hoàn thành tốt hơn.

Vậy đâu là cách họ biến sự lười biếng tưởng như là yếu điểm lại thành thế mạnh? Biến sự trì hoãn thành "tài sản"?

Thứ nhất, người trì hoãn có thể tiết kiệm được thời gian. Thay vì làm nhiều việc, họ chỉ dành năng lượng cho những việc quan trọng hơn.

Thứ hai, người trì hoãn thường sáng tạo hơn. Vì lười biếng nên họ thường tìm cách nhanh nhất, ngắn nhất và có động lực để hoàn thành công việc vào phút chót.

Thứ ba, khi việc chưa hoàn thành não người thường nghĩ về nó nhiều hơn. Vậy nên với người trì hoãn có những việc quan trọng cần suy nghĩ lâu hơn, có thể họ sẽ mang đến những quyết định đúng đắn hơn.

Thứ tư, người trì hoãn sẽ có một cuộc sống cân bằng giữa nghỉ ngơi và công việc. Khi biết trì hoãn đúng cách và đúng lúc, bạn có thể dành thời gian cho nhiều kế hoạch cá nhân trong khi vẫn đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. 

Thứ năm, vấn đề có thể được giải quyết mà không cần bạn nhúng tay. Đây là điều cần hạn chế mong chờ, bởi vì nó sẽ tạo nên tâm lí ngại việc và đùn đẩy, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng trong một số trường hợp, sau khi hoãn lại một thời gian thì đến lúc công việc đó đã có người khác làm hoặc không cần thiết phải hoàn thành nữa.

Trì hoãn mang lại rất nhiều lợi ích nếu biết áp dụng nó làm đòn bẩy đúng cách. Đôi lúc, sự trì hoãn chính là tâm trí đang cố gắng nói rằng không nên làm một điều gì đó (thực ra khi đó bạn vẫn đang làm mà không biết đấy – bởi “không làm” cũng là một lựa chọn); đôi lúc nó nhắc nhở bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi ra một quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đời bạn (và đời nhiều người khác nữa thì sao!?). 

Vì vậy, tránh lấy cớ lười biếng, nhưng hãy biết tận dụng đòn bẩy trì hoãn tích cực để thúc đẩy những điều sâu thẳm nhất trong mình các bạn nhé! Còn nếu chưa biết cách tận dụng sao cho hiệu quả? - "Lật đổ ông vua trì hoãn" sẽ giúp bạn làm được điều đó!


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147