Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Tôi là người dễ xấu hổ nhất trên đời...

By: OopsyAdmin, 2018-12-13 15:33:34

Tôi là người dễ xấu hổ nhất trên đời, nhưng bên trong tôi có chú sư tử chẳng chịu im miệng lại!

Xấu hổ ai cũng có, không phải ai cũng “nhìn thấy” nó. Vì xấu hổ là tâm lí, bản chất của tâm lí là vô hình, khó nắm bắt. Nó được che giấu bằng những trạng thái, phản ứng khác mà ta tưởng đó là mình. Chúng ta tự xây dựng lên cho mình một cá tính mới, một nhân cách ảo sau mỗi lần tâm lí nảy sinh. Ta dần dần chẳng còn tự nhận thức tình trạng của mình và bản thân mình.

Tâm lý, oopsy, xấu hổ

1. Sự xấu hổ nảy sinh khi nào?

Khi ta thấy hoàn cảnh của mình không bằng người khác, nhan sắc thua kém, và bên trong trống rỗng. Nói cách khác, một nội tâm trống rỗng phải va đập với thế giới đa sắc bên ngoài càng làm nỗi xấu hổ nảy sinh. Người xẩu hổ khó dựa trên nền tảng niềm tin để điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình. Vì họ thiếu giá trị nền tảng. Người xấu hổ chỉ biết dựa vào khuôn mặt đỏ lựng, trái tim đập nhanh, hay những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán để nhận định: “À, mình đang xấu hổ.”

Chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được rằng, sự xấu hổ của mình có cả một quá trình lịch sử và do đó, có lẽ tương lai ta cũng có thể bị tước đi.

Thiếu thấu hiểu chính mình, khó xác định vấn đề, còn lâu ta mới bỏ được nó. Chúng ta trước hết cần xác định rõ vấn đề.

2. Bạn nghe đến thang đo của sự xấu hổ chưa?

Ở đây chúng tôi có 5 câu hỏi nhỏ, thang độ từ 1 đến 10 để đánh giá mức độ xấu hổ. Hãy nhìn xem, bạn có bao nhiêu điểm trong đó:

- Sự tồn tại của tôi chẳng có ý nghĩa với bất cứ ai.không xứng đáng tồn tại.
- Tôi có quá nhiều điểm yếu . 
- Chẳng ai yêu thương tôi 
- Tôi sinh ra là một sai lầm. 
- Tôi là “một người đương nhiên” với bất cứ ai. Người ta có thể cần tôi và bỏ rơi tôi khi không cần nữa.

Nếu có bất cứ trạng thái nào trên 8, ấy đều là dấu hiệu của xấu hổ. Nếu có thang điểm vượt mức 10, có lẽ những người thuộc "trường phái" xấu hổ đều sẽ muốn trao cho chính mình một số điểm lớn hơn thế.

Xấu hổ, vùng đất cằn cỗi lộng gió, nơi mà nhiều người trong chúng ta đã sống cả đời, thường không có đủ tri thức để biết đây là nơi chúng ta bị đày ải.

Giờ thì chúng ta đã có câu trả lời, có phải bạn là người xấu hổ hay không. Nếu bạn là người xấu hổ, vậy bạn xấu hổ về điều gì nhất?

– Hoàn cảnh 
- Ngoại hình
- Sự khiếm khuyết nội tâm.

Thực ra, xấu hổ là một tình trạng tâm lí xuất hiện khi tâm lí đô thị nảy sinh.

3. Nghe này, chẳng có ai sinh ra đã xấu hổ đâu, bởi...

Chúng ta không có tật xấu hổ bẩm sinh. Nó chỉ xuất hiện khi chúng ta buộc phải tương tác với những con người khác trong cuộc sống này. Xấu hổ về hoàn cảnh chỉ khi bạn so sánh mình với hoàn cảnh người khác. Tương tự về ngoại hình, nếu không thấy người khác xinh và đối chiếu với mình, bạn sẽ không xấu hổ về điều đó.

Đã có ai từng nói với bạn những câu này chưa?

• Cậu làm gì cũng không nên, chẳng bao giờ làm được việc gì cho ra hồn cả. 
• Sao có người ngốc như cậu cơ chứ! 
• Cậu làm tôi cảm thấy rất khó chịu và phiền phức!

Có thể bạn thắc mắc tại sao có người nói ra những câu như vậy, và tại sao có người chấp nhận những câu nói này mà không phản đối. Nếu bạn thừa nhận nó, tức là bạn chấp nhận mình xứng đáng chỉ như thế thôi. Bạn đã nhận phải bao nhiêu câu nói như thế này rồi? Nó tồn tại trong bạn như một cơ chế đương nhiên. Và hễ ai đó nói, trong lòng bạn âm thầm coi đấy-là-mình. Điều bạn xấu hổ không phải với ai khác hay con người nào. Bạn xấu hổ vì chính mình, khổ tâm vì chính mình.

Chúng ta xấu hổ bởi chúng ta luôn tồn tại những khiếm khuyết. Những người quan tâm chúng ta không hề tầm thường; họ - trên bất cứ điều gì – mẫn cảm, thậm chí rực rỡ.

Họ có thể phát hiện ra những điều đấy, những người tốt bụng không thể. Họ có một thước đo đúng đắn về chúng ta.

Những đứa trẻ dễ xấu hổ ít trách người giám hộ của họ. Chúng bảo vệ họ vì một lý do kỳ lạ nhưng lại hợp lý: để không cảm thấy hoàn toàn cô đơn. Chúng muốn làm vừa lòng bố mẹ, thích suy nghĩ tốt về những người chăm sóc của chúng. Chúng chấp nhận điều đấy như một Đạo đức tự nhiên, thậm chí còn chẳng chẳng biết Đạo đó nguyên do từ đâu. Điều chúng quan tâm hơn, trong trạng thái ám ảnh cùng cảm xúc giận dữ và buồn chán, đấy là hi vọng họ sẽ không phải thất vọng.

4. Hậu quả của sự xấu hổ không lường được đâu!

Hậu quả để lại của sự xấu hổ hiện hữu xuyên suốt cuộc đời một người, chẳng hạn:

• Không cho phép người khác tiếp xúc quá gần với bản thân vì lo lắng đối phương sẽ chỉ kinh hãi khi biết bản chất thực sự của mình. (Đây chỉ là lo lắng của họ thôi, không phải sự thực!) 
• Luôn cảm thấy không ổn với những tiếp xúc thân mật về thể xác. 
• Hay thậm chí là luôn thường trực cảm giác sợ hãi (những điều tồi tệ xảy ra với con người tồi tệ). 
• Ghét các bữa tiệc.
• Sở hữu hàng vạn bí mật mà đối với hầu hết người khác, chúng đều là những điều không thể chấp nhận nổi.

Chúng ta chỉ đơn giản đang chìm đắm vào những cách ứng giúp thoát khỏi sự thù hận bản thân – rồi sau đó cảm thấy càng xấu hổ hơn về bản thân vì những điều bất hạnh mà chúng ta đã làm.

5. Kì quặc để tự tin?

Câu trả lời vạn năng nhất là nói với bản thân rằng chúng ta tốt đẹp. Nhưng nó vô dụng. Có thể bạn sẽ phải nghĩ ra một “chiến lược” tốt hơn, khôn ngoan hơn để vượt qua các lớp phòng thủ của sự xấu hổ này. Chúng ta không nên chỉ nhấn mạnh chúng ta tuyệt vời, vẫn còn những người khác cũng tuyệt vời không kém.

Và không phải chúng ta là kẻ thất bại nhất, mà bất cứ ai đã từng bước đi trong đô thị này, theo cách riêng của họ, hoàn toàn có thể không hoàn hảo và dễ dàng bị đánh gãy. Chúng ta có thể hơi sai, nhưng thật may mắn - là tất cả những người khác cũng đã từng vậy. Chúng ta có thể ngu xuẩn và thô lỗ, nhưng điều đó hoàn toàn bình thường.

Thay vì hoàn toàn “chống đỡ” một “Đạo đức” của lòng tốt, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ những quan niệm và tất cả các khái niệm về sự tốt lành đạt được. Đấy chỉ là quan niệm hình thành trong bạn. Nó chưa chắc là sự thực và chính là khởi nguồn của vấn đề. Tốt hơn hết là hãy hiểu rằng, tập thể chúng ta đang sống với chứa đầy sự xấu xa, thủ đoạn, tham lam, không cống hiến.

Nhưng hãy chỉ hiểu như thế thôi, không cần chỉ trích hay lên án bất cứ ai. Vì điều quan trọng sau cùng là chính bạn. Bạn sẽ hiểu được thế giới mình đang sống, ngừng đánh giá bản thân và những người khác bằng những tiêu chuẩn không thực tế. Hãy để bản thân vui vẻ và an ủi người khác nữa, rằng chúng ta có đầy sự kì quặc và thiếu toàn hảo bên trong mình.

Sai lầm chính của những người khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ không phải là họ phát hiện ra quá nhiều khiếm khuyết của ta, là họ đã quên mất sự khủng khiếp của chính họ - và sau đó họ quay lại xúc phạm chúng ta.

Bài viết này chỉ là một lát cắt về một tâm lí đại diện cho tâm lí đô thị: xấu hổ. Những gì bạn nghĩ mình đôi khi không thật sự đúng như thế.

Có thể, bạn không xấu hổ như bạn nghĩ. Luôn có bí mật đằng sau sự xấu hổ nơi bạn.

Nếu còn muốn hiểu thế nào là xấu hổ và muốn thoát ra khỏi sự xấu hổ của chính mình, hãy tìm đọc cuốn “Kì quặc để tự tin" nhé!

Chúc bạn sớm tìm lại sự tự tin nơi mình sau khi hiểu xấu hổ là gì, và rốt cuộc mình có xấu hổ thật hay không!

- John Lạc Quan, một tác giả OOPSY -

(Ảnh: Humanity. *Title: Ingrid Bergman. Tham khảo: TheschoolofLife)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147