Trang chủ Blog Sống khỏe

Mệt Mỏi Kéo Dài Mãi Không Hết, Tôi Bị Làm Sao Thế Này?

By: OopsyAdmin, 2019-12-21 21:39:21

Mệt mỏi, stress hay công việc quá tải là những trạng thái ngày càng trở nên phổ biến với nhiều người. Người mắc các triệu chứng này thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là cạn kiệt năng lượng. Đặc biệt sự mệt mỏi này xảy ra mạnh mẽ hơn khi người bệnh gặp vấn đề về cảm xúc, tinh thần, hay thể chất.

Đây không phải là một triệu chứng tạm thời hay thỉnh thoảng mới xuất hiện. Mệt mỏi là một vấn đề lớn hơn thế, đặc biệt khi nó biến tướng thành bệnh trầm cảm. Theo số liệu thống kê năm 2018, có hơn 90% những người gặp vấn đề về tinh thần rơi vào tình trạng mệt mỏi thường xuyên hay kiệt sức.

  1. Tinh thần xuống dốc, khó tập trung, lơ đãng. Bạn có bao giờ rơi vào các trạng thái đó chưa?

Với những người mắc trầm cảm, thì mệt mỏi là một điều diễn ra thường xuyên như cơm bữa. Theo Don Mordecai, nhà tâm lí học và sức khỏe tinh thần tại Kaiser Permanente cho biết, một vài trong số các triệu chứng trên xuất hiện ở hầu hết các ngày, hoặc ít nhất là 2 tuần/lần.

“Một trong số các vấn đề mà bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn là tác động đến chất dẫn truyền thần kinh của bạn. Đặc biệt là hệ thần kinh tưởng thưởng (reward system), nơi tiết những chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn hưng phấn và vui vẻ” Mordecai nói. Điều này có nghĩa rằng sự đau ốm về mặt thể chất quả thực có tác động đến mức năng lượng của bạn.

  1. Bạn ngủ ngon chứ?

“Bệnh trầm cảm có tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Ví dụ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy quá sớm, hay ngủ li bì.” Sari Chait, nhà tâm lí học tại Mỹ cho hay.

Trầm cảm còn khiến chúng ta thiếu động lực, kiệt sức đến nỗi không thể làm nổi các việc dù nhỏ nhất, Chait nói. Với những người mắc bệnh trầm cảm thì kể cả những việc đơn giản như mặc quần áo, đi chợ, hay chào hỏi đồng nghiệp và người quen đều là thử thách. Bạn có thể tạm hiểu đó là tình trạng lười biếng, uể oải, không muốn động chân động tay vào bất cứ việc gì. Nhưng tình trạng này không chỉ xảy ra trong 1-2 ngày, nó diễn ra trong khoảng thời gian dài, có thể là cả tháng trời, hoặc hơn.

Thêm điều này nữa, trầm cảm khiến trí óc của bạn thỉnh thoảng “đơ đơ”, quên quên nhớ nhớ, dường như không nghĩ nổi điều gì cụ thể. Đôi lúc mất động lực cống hiến, thường chỉ làm việc cho xong nhiệm vụ. Có khi còn quên những việc quan trọng phải làm. Nếu một người mất 5 phút để hiểu những gì sắp phải thực hiện, thì những người trong trạng thái này mất thời gian lâu hơn để não “load” thông tin. Có thể là 30 phút, cả ngày, thậm chí nhiều ngày tùy mức độ nặng nhẹ của căn bệnh này. Nói chung, những người hay trầm cảm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn chỉ để tập trung vào công việc hay quyết định một việc nhỏ.

Trầm cảm và mệt mỏi đẻ ra nhau. Những người mắc bệnh trầm cảm cố gắng làm điều gì đó để vượt qua trạng thái này. Và một trong số những cách ấy lại khiến họ mệt mỏi hơn. Và sự mệt mỏi này lại khiến họ trầm cảm hơn. Vậy đấy! Cái vòng tròn luẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại không dứt. Chait nói.

Mệt mỏi có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm?

“Tôi cho rằng mệt mỏi là một triệu chứng của bệnh trầm cảm hơn là nguyên nhân” – Mordecai nói. Cần phân biệt một chút, triệu chứng và nguyên nhân rất khác nhau đấy. Triệu chứng có thể coi là biểu hiện, dấu hiệu nhận biết một căn bệnh. Còn nguyên nhân là nguồn gốc gây ra bệnh đó.

Tuy nhiên, quá mệt mỏi vì stress, bệnh tật, hay rối loạn giấc ngủ sẽ làm bạn trầm cảm nặng hơn.

“Nếu ai đó mệt mỏi suốt một thời gian dài (không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là tăng) vì lí do nào đi chăng nữa, thì điều đó có nghĩa rằng họ đang gặp khó khăn trong việc kết nối với cuộc sống” – Chait nói. Chúng khiến họ giao tiếp kém, ăn không ngon, ngủ không yên, khó tập trung vào công việc. Vậy làm sao để cải thiện?

  1. Phải làm gì đây?

Tìm nguyên nhân. “Muốn cải thiện điều này, đầu tiên là cố gắng phát hiện nguyên nhân gây ra mệt mỏi”, Chait nói. Lên kế hoạch cho các thói quen tốt và lành mạnh. Nếu bạn thật sự gặp vấn đề với một vấn đề nào đó về sức khỏe như stress, khó ngủ, ốm bệnh, hãy bắt đầu thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống là thay đổi cả cuộc đời đấy bạn ạ!

Cải thiện giấc ngủ. Đừng quên vấn đề rất hệ trọng và cần cải thiện ngay, đó là giấc ngủ. “Người lớn cần ít nhất 7-9 tiếng ngủ ngon mỗi đêm”, Mordecai nói. “Để ngủ sâu, hãy tránh các đồ uống có caffeine sau buổi trưa, và hạn chế đồ uống có cồn trước khi đi ngủ”. Hạn chế dùng điện thoại trước khi lên giường vì ánh sáng xanh từ smartphone có thể ngăn cản việc sản xuất melatonin, chất giúp bạn ngủ sâu.

Xem lại khối lượng công việc và lịch làm việc. “Nếu bạn stress và quá tải với khối lượng công việc lớn, cố gắng đặt ra cho mình những giới hạn và điều chỉnh lịch làm việc cho hợp lí để đảm bảo rằng những điều này không làm bạn kiệt sức” – Chait nói. Chúng bao gồm việc nói không với các mối quan hệ vô bổ, những mối làm ăn chẳng đem lại lợi ích nào cho bạn, và bắt đầu một lịch trình chăm sóc bản thân thật là tốt.

Tập thể dục. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên tập thể dục vài lần một tuần. Tất nhiên lúc mệt quá thì chẳng ai muốn vận động thân thể, nhưng việc tập thể dục hay các bài tập dưỡng thể thường xuyên giúp bạn tăng cường năng lượng cho thân thể. Nhưng cái gì quá sức cũng không tốt. Tập thể hình hay aerobics có thể làm cơ bắp săn chắc vào đầu tháng nhưng rất có thể sẽ khiến bạn kiệt sức vào cuối tháng. Và thực tế cho thấy, không phải ai cũng đủ kiên trì đi tập aerobics hay thể hình cho đến cuối đời. Rất nhiều người hào hứng tháng đầu và nghỉ ngay (vài) tháng sau. Vì thế, những bài tập với cử động tay nhẹ nhàng hay hít thở sâu và đều đặn là một lời khuyên.

Với nhiều người, việc thay đổi các thói quen sống như tập thể dục và ngủ đủ là đã giúp họ khỏe khoắn hơn và giảm bớt trầm cảm. Nhưng với nhiều người thì những việc đó chưa đủ. Họ còn cần thêm các liệu trình khác như, nói chuyện, dùng thuốc,… để thay đổi cả tinh thần và thể chất.

Nếu bạn đã điều chỉnh thời gian ngủ, lịch làm việc, và tập luyện rất đều đặn mà vẫn cảm thấy không khá hơn là bao sau 2 tuần, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để đề nghị giúp đỡ, để xem liệu có phải bạn đang bị trầm cảm nặng không. Và bạn có thể bắt đầu những phương pháp trị liệu để chấm dứt tình trạng này. Thực ra, việc đi gặp bác sĩ trị liệu về tâm lí hay sức khỏe chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam. Nó phổ biến ở phương Tây, nơi có nền y tế phát triển và người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tâm lí.

Thật ra, những vấn đề như mệt mỏi kéo dài, buồn bã, nổi nóng không hiếm thấy ở Việt Nam. Đó là việc xảy ra “như cơm bữa”. Và những trạng thái này quá quen đến mức đôi khi chúng ta cho rằng “chuyện thường thôi”. Thực ra, theo quan điểm tâm lí học thì đó là những báo hiệu cho thấy tinh thần và thể chất của bạn rơi vào trạng thái bất-thường. Rất có thể chúng ta mắc phải bệnh tâm lí nào đó, dù biểu hiện chỉ là những sự mệt mỏi ngày qua ngày.

Nhớ rằng, mệt mỏi (đặc biệt là kéo dài) không phải là một vấn đề cỏn con. Rất có thể nó là dấu hiệu của một điều gì đó sâu sa hơn diễn ra trong tâm lí bạn.

Có những điều hiểu rất rõ kể cả khi không nói ra. Nhưng có những điều dù nói ra vẫn thật khó hiểu. Dù nói ra hay không, thì việc đầu tiên bạn cần bắt tay vào để chữa lành những căn bệnh tâm lí là HIỂU. Hãy để trí não của bạn hiểu biết về thế giới tâm lí và bản thân để biết đâu là cách chữa lành cho chính mình.

----------------------

Và đây là các ''liều thuốc'' dành cho bạn:

(OOPSY Team dịch và biên tập từ nguồn https://www.huffpost.com/entry/depression-tired_l_5c6c3fcae4b012225acd8663)


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147